POSTSGV@N-TỌAĐỘ&BÚTPHÁP
Có bao nhiêu trang mạng đăng tải các tác giả viết tiếng Việt trong và ngoài nước? Chắc không kể hết, thế nhưng ngoại trừ vanchuongviet.org khiêm tốn tự nhận chỉ làm một kho “tư liệu văn hóa nghệ thuật”, còn lại đều có nhiều tham vọng khác. Dù sao chăng nữa, do hạn chế về diện tích mặt bằng dành cho bài vở mới cập nhật, trang mạng nào, muốn hay không, rốt cục cũng đều “nhập kho” các bài vở cũ sau một thời hạn nhất định, và người đọc cũng vẫn phải mất công lục lọi để tìm lại chúng.
Trang mạng chúng tôi cung cấp dưới đây - Tuyển Tập 15 vol. POSTSGV@N-TỌAĐỘ&BÚTPHÁP[1] - là một thử nghiệm, thực chất là một “kho-lưu-trữ-đã-ngưng-cập-nhật”, nghĩa là đã “nhập-kho-một-lần-cho-tất-cả”, tránh cho người đọc cảm giác phân biệt “bài mới / bài cũ”, chỉ đơn giản bởi “tất cả đều đã cũ”.
Để xem 15 vol. người đọc click hình dưới đây:

Để vào trang tác giả, bấm vào hình dưới đây:
Thực ra, “thử nghiệm” này phần nào bắt nguồn từ quan niệm của ông Nguyễn Đăng Thường - “một tác phẩm đã hoàn tất là một xác chết, lại còn đăng báo - một xác ướp”. Vậy thì, trang được giới thiệu ở đây chẳng qua cũng chỉ là một lăng tẩm [2] nữa (dầu là online) dành cho một số “Pharaoh” của văn nghệ Việt Nam đương đại [3] mà thôi.
Chú thích:
[1]POSTSGV@N”: Tổng hợp ba tên gọi: V@nHọcHậuSG, HậuV@nHọcSG, và HậuV@nHọcHậuSG. Thứ nhất, văn học SG (hay văn học Miền Nam) đã chấm hết cùng tháng 4/75; “v@n-học-hậu-SG” là những nỗ lực “chữ nghĩa” kể từ sau đó. Thứ nhì: Không ít sản phẩm bởi các Pharaoh trong Tuyển Tập 15 vol. nói trên vẫn bị chất vấn: “Thế này mà cũng gọi là thơ/văn sao?”. Ấy chính là dấu chỉ chúng đã vượt quá định nghĩa “văn học” quen thuộc; có thể gọi chúng là những sản phẩm “hậu văn học” của SG, hay chính xác hơn, “hậu văn học của hậu SG” vậy.
[2]lăng tẩm”: Văn học SG (hay văn học Miền Nam) với những thành tựu của nó trước tháng 4/75, mặc dầu bị “chôn sống”, bị kết án “phải quên lãng” ở trong nước suốt gần 40 năm qua, song trước đó, suốt 2 thập kỷ, nó đã được sống an nhiên, được ghi nhận, nghiên cứu, đánh giá sòng phẳng, xứng đáng, ngay trong những tháng ngày tại thế của mình, rồi sau đó, tại hải ngoại, nó chưa bao giờ thôi được hoài niệm, trân trọng, và tôn vinh. Mà thậm chí trong nước, hôm nay, nó cũng bắt đầu (dù chỉ manh nha, chưa thể như kỳ vọng) được nhắc đến, qua một chuyên mục dài kỳ của vanviet.info. Song, đối với những người viết tiếng Việt đương đại như đã kể trên thì sao? Chưa một nghiên cứu hay đánh giá nghiêm túc nào được dành cho họ, và có vẻ cũng sẽ không bao giờ có nốt. Trong nước đã đành, mà từ hải ngoại cũng vậy. Đấy mới là điều bất hợp lý nhất. Bởi vậy, cứ cho là bi quan đi nữa, chúng tôi tưởng tốt hơn là giờ đây hãy “ướp xác”, lưu trữ họ trong những “cấu trúc” như thế này, để dành cho những sinh vật thông minh ngoài trái đất một ngày kia sẽ đến làm thay cái việc chúng ta hôm nay lẽ ra phải đã làm.
[3]một số “Pharaoh” của văn nghệ Việt Nam đương đại”: Tuyển Tập 15 vol. này là tập hợp các tác phẩm đã công bố trên mạng của các tác giả: Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đạt, Phan Nhiên Hạo, Đỗ Kh., Đinh Linh, Tôn Thất Thiện Nhân, Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Phước Tiến, Hoàng Ngọc Tuấn, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Viện, Trần Vũ. Sự lựa chọn của chúng tôi dựa trên ấn tượng đặc thù mà bút pháp của mỗi người trong số họ đã tạo ra.
15 vol. POSTSGV@N

    
      vol#1                                  vol#2                                 vol#3      
    
      vol#4                                  vol#5                                 vol#6     
    
      vol#7                                 vol#8                                 vol#9    
    
       vol#10                                 vol#11                                 vol#12    
    
       vol#13                                 vol#14                                 vol#15    





POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP
    
    
    
    





















POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP vol#15






POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP vol#14






POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP vol#13






POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP vol#12






POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP vol#11






POSTSGV@N TỌAĐỘ&BÚTPHÁP vol#10