NGUYỄN QUỐC CHÁNH - CƠN MÊ ĐẦM LẦY / CẢI CHÍNH VỀ CÁI TA BÙ BU (TABU) / Ở ĐÂU TAO KHÔNG BIẾT, NHƯNG Ở ĐÂY PHẢI KHÁC / HẬU, HẬU, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ HẬU… - thơ


CƠN MÊ ĐẦM LẦY

1.
Cầu chì gãy. Màn đêm từ đồ vật ứa ra những con mắt thất lạc và tất cả đều bị nhiễm.
Những sợi cơ căng trên bộ mặt hình sự nhiệt thoát mất khả năng xuất tinh.
Nơi thần lộ thì váng phủ vàng loang và dạt xuống đường biên va vào vùng cấm.
Mắt chướng. Miệng trầm tích ngậm niềm kiêu hãnh bồ hồn phún thạch tạnh ở lằn ranh khí hậu của thực và ảo.
Liệt giác. Sự sống ngưng chảy. Mọi vật rã ra từng mảnh chỉ vọng âm của linga và joni những pho tượng thản nhiên âm u còn vẳng…

2.
Cầu chì gãy. Đồ vật xưng vương. Những trung tín buông giáo.
Là thời cơ hợp pháp của hỗn loạn sắc. Trật tự được vãn hồi bởi hung tín đen. Ngữ điệu lên huyết áp mơ giấc mã tiền bình nông rượu cạn.
Não bộ sắm tuồng diễn trò sân khấu thuần tính âm.
Bàn tay độc quyền ấn vào thiên chức động vật. Màu da mất phản xạ và cuộn chỉ quá khứ dệt tấm vải chắn những lỗ thủng diện tích không dẫn nỗi trí tưởng vượt tầng số côn trùng yếm khí.
Những con mắt lơ láo đánh mất chìa khép mở tuỳ tiện.
Khí chướng. Những hình nhân khật khùng. Mỗi hình nhân giấu một đuôi lợn ở làng ma côn đô ( làng trong tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn) và những đám mây hình thú cỡi lên nhau không phân lành dữ sư tử thỏ mèo chó ngựa…
Nhục thể mở cửa. Aùp lực của thiếu thừa phún xuất ngoài tầm mức của không sắc hỏi huyền ngã nặng.
Mặt của phún xuất không có trong sách tướng. Phần nhô là nhọn và dẻo. Trũng có phần tử lỗ đen hình dạng biến theo thời tiết của ngáp vặt.

3.
Cầu chì gãy. Đêm sang lấp nhô và trũng. Chênh lệch gây nhức mỏi toàn tuyến mang tai yết hầu đan điền xương cùng xương bẹn và toa lét mở. Cứu tinh ngồi.
Nơi khái niệm là kiêm cô côn trùng bắt mồi bằng hệ thống khép kín.
Trí tưởng suy dinh dưỡng truyền kiếp. Đàn ông bóng dầy không nghe khí vỡ vỡ ám giao thông đường ra nhị tì.
Nhìn vào một điểm. Nhìn chăm vaa niệm là nhập toa táu không hành khách.
Trí tưởng ném vào khoảng chói tất cả đều nhổm. Chuyển động thẳng triệt ẩm phơi ngủ tạng.
Đu bóng võng chì chiết. Tiếng động của bóng tối đẫm dấu nhờn. Đồng hệ hiện phù điêu khắc vội nơi côn trùng yếm khí sính tín ngưỡng.
Thời gậm. Mút tuỷ. Sản phẩm của chung chạ miễn cưỡng của bản năng áp lực rừng chồi.
Bàn tay nhát gừng. Lập thể bò lê. Trí nhớ mở khẩu độ và những toa tàu không hành khách.
Quá khứ thừa vé. Những thế kỷ không tải.

4.
Cầu chì gãy. Màn huỳnh quang từ xó tối loằng ngoằng những hình nhân thế kỷ tiền phim câm.
Một hình nhân tiên phong thè lưỡi chất nhờn màu hung tanh rỉ từ khe nứt gián đoạn những mưu toan nhập vĩnh cửu.
Không sắc không mùi không cả không. Cân bằng chênh.
Côn trùng thi nhau đồng ca điệp khúc đầm lầy. Mưa đang. Không trốn nỗi vào. Bên ngoài vẫn tiến trình những toa tàu không tải.
Hai óng xương quá khổ nhốt sa mạc. Nhúng tất cả vào chậu rửa chén.
Xoá đầu mối. Lấp hệ thống phòng cháy giác quan. Quá khứ là những đám cháy ký ức bao tử thường trực.
Hai đoản khúc quá khổ phát điệu âm nhạc âm u như lời khấn.
Cửa mở. Bí mật đổ ra đường. Côn trùng kêu rân. Đầm lầy ngủ sâu. Chạy chạy và chạy…
Chai chữ đầy. Bẩn. Bàn tay diễn cảm rót tràn ra ly bởi dán chuột hắt lên tường những bóng nghiêng những ô vuông. Gạch liệm.
Ám ngữ giáng đòn. Lục phủ hồi sức. Màu da đồng hệ phát sóng không thời gian.








CẢI CHÍNH VỀ CÁI TA BÙ BU (TABU)

Bài này lấy nứng từ một nhà thơ Hà Nội vô Đồng Tháp làm phim Người vẫn sống mãi trong lòng miền Nam (chiếu ở rạp dinh Độc Lập vào ngày 30/4 bất tử hay bất gì đó). Sau một câu vô đề tòa lõa, theo Trương Vĩnh Ký thì phải xuống hàng, thụt vô một khoảng (nếu không thì sẽ banh háng) trước khi bày đầu câu chuyện (tào lao) hay xóc lọ mấy cái (tầm phào) thì cũng phải vậy. Ở đây, trong tình huống chỏng gọng này, là một bài lê thê (nhất tề xú uế) để cải chính cái định chế chình ình không thể làm thinh. Nhưng ông Ký ơi, độ này thời tiết Sài Gòn oi bức, lòng tôi hay bực, đôi khi ngậm ngùi, và đang khấp khởi manh tâm giết người. Thiệt tình mà nói, giết càng nhiều, họa may lòng tôi mới vui. Hễ gặp người là tôi muốn giết, liếc qua là tôi muốn giết, vì một cái gì đã chết, một cái gì tối thui, lầm lũi và lì lợm trên mỗi mặt người. Hủy một cái đã chết hay một cái tối thui, đối với tôi, ở đây, lúc này, là một hứng khởi? Nói lải nhải vậy thôi, nhưng chính tôi mới là cái đáng chết hay tất cả đều đã tối thui, giật lùi, lầm lũi. Nhưng lòng tôi, coi bộ, không thể lì thêm nổi, và của đáng tội (dĩ nhiên là của tôi), loài ăn giá sống chính cống, nên bây giờ vẫn còn mơ mộng cảnh ỉa trên sông chùi đít bằng lá chuối. Đó là cái nổi trội của văn hoá Nam kỳ lục tỉnh của ông và tôi, nếu ai không tin, cứ hỏi Nguyễn Ngọc Tư và Sơn Nam thì sẽ rõ. Khi ai nhấn vào bụng hay vuốt vào mông Nam kỳ, là tôi chợt nhớ cái bản sắc đắc địa đó liền, nhất là khi nghe cái tên phim (điếng người) của nhà thơ nọ, tôi càng cuồng tín vào cái bản sắc (ỉa) đó. Tôi mất một buổi lục soát trong lòng, trong tim (và cả trong chim nữa) nhưng không hề thấy, không hề có Người nào ở trỏng. Ông Ký ơi, ông có cái tai thông thái, ông có hay lòng tôi đang lở mồm long móng rồi không. Dù lở mồm long móng nhưng ở trỏng vẫn còn một chút Dạ cổ hoài lang (cha nội cải lương), một tẹo Thanh Nga (chị hai cải lương), một xẻo Nam Phương (hoàng hậu của vua cải lương), một mớ Hồ Hữu Tường (quân sư cải lương), một vốc Bảy Viễn (ăn cướp cải lương), một đoạn Phạm Công Thiện (tư tưởng cải lương), và một tràng Huỳnh Phú Sổ (giáo chủ cải lương) nhưng không thấy Người nào ở trỏng. Cả cái tai thông thái của ông, ông Ký, cũng là cải lương tuốt. Cải lương, cải lương, cải lương ơi mi là những kỷ niệm đã chìm xuồng rồi! Vậy mà tao cứ tưởng bở là đang sống sót, nhưng sáng nay, gã Trịnh Cung đã kết liễu hắn bằng một kinh nghiệm: sống sót trong tình huống chìm xuồng là một tồn tại bất lương! Ê, Viễn, cha nội này coi bộ gân đây, chứ không như Lý Quý Chung (chết rồi) để lại làm chi mấy trăm trang lẩm cẩm, cũng không như Trịnh Công Sơn (cũng chết rồi) mà vẫn mơ chi Nối vòng tay lớn. Của đáng đời cho cái lòng (lợn nhà) tôi, lòng tôi bây giờ là lòng lang dạ sói, lòng tôi bây giờ kinh sợ lòng (lợn) người, lòng tôi bây giờ thoi thóp với một Trái tim chó, nhưng trong nó, coi bộ vẫn còn văng vẳng một chút (máu me) tươi đỏ, chắc vì hồi nhỏ được ăn thịt chó (mỗi tuần một lần) và lại được mấy con đĩ chó (cũng toàn là chó cả thôi) bày cho đủ trò để Quẳng lo đi mà vui sống, nhưng bây giờ thì lòng tôi đã bẩn, trái tim tôi đã rỗng, nó bắt đầu kêu rống, nó hết hạn tiêu dùng cái thành phố (chó chết) nóng, bẩn và đần này (thành phố mang tên Người). Thiên hạ vẫn hát Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi thật nhí nhảnh, nhưng Sài Gòn ơi, mầy cũng là cải lương thôi, mầy chìm xuồng rồi! Thà mầy chết mẹ cho xong, còn hơn bày đặt sống sót để bị thay tên đổi họ. Sài Gòn ơi, tao đang muốn tanh bành đây, tao thề đấy, tao mà nói láo, đụ mẹ, tao bú lồn mầy, nếu lòng tao có Người nào ở trỏng! (Nếu lòng tao có cái đó ở trỏng, tao sẽ ngồi suốt đời trên sông với một tấn lá chuối bên cạnh).






Ở ĐÂU TAO KHÔNG BIẾT, NHƯNG Ở ĐÂY PHẢI KHÁC

Đây là Phan Thiết.
Bây giờ là 7 giờ.
Mặt trời đỏ bừng bừng.

Bây giờ biển lặng.
Bây giờ biển nhiều rong.
Bây giờ biển không đông người tắm,
Chỉ vài người nằm và, ngồi khí công.

Một gã xà lỏn, cụt chân, làm trò vĩ nhân
Đang xoay vòng vòng trên cái trụ nổi gân.
(À, hắn rất giống kẻ sống sót từ mấy thế kỷ trước,
Và cũng không khác phế binh còn lại của hàng triệu tàu chìm.)

Ở đâu biển cũng mặn, đôi khi đắng, nhưng ở đây, biển tuyệt vời là mùi nước mắm.
Lịch sử của biển, tất nhiên, ở đâu cũng là chiến tranh, nhưng ở đây, biển khác hẳn.
Giấc mơ của biển, ở đâu chắc cũng nối liền các đảo với các lục địa mãn kinh.
Nhưng ở đây, giấc mơ của biển, vĩnh viễn là chai nước mắm.

Nên ở đây, chỗ nào cũng, thường xuyên, bốc mùi thum thủm.




HẬU, HẬU, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ HẬU…

Nhìn thẳng: mặt tao trơ.
Nhìn nghiêng: mặt tao lệch.
Nhìn xuống hoặc lên: mặt tao đều bết.

Đứng cạnh Miên: tao lộng lẫy vàng.
Đứng cạnh Tây: tao hoang mang xẹp.
Đứng cạnh Tầu: tao khép nép hí.

Kiếp trước: cốt của tao là khỉ.
Kiếp này: cộng đồng của tao là ma.
Kiếp sau: quốc gia của tao là công xã.

Hồi xưa tao xăm mình đánh Tầu.
Bây giờ ông tao nghêu ngao bán đậu hủ.
Hồi đó tao gồng mình chống Tây.
Bây giờ bố tao ngồi vỉa hè sửa giày.
Hồi nãy tao bán mạng chống Mỹ.
Bây giờ vợ tao nôn nao lấy Huê Kỳ.

Đôi khi tao muốn quên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn tin: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn điên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!


Nguồn: tienve.org

No comments:

Post a Comment