ĐINH LINH - HAI NHÀ VUA / NHỮNG TỪ CHÍNH / ĐOÀN TRÌNH DIỄN LƯU ĐỘNG LOÀI BÒ SÁT / A MOVING EXHIBITION OF REPTILES / VÀI ĐIỀU PHẢI NÓI VỀ BÀN THỜ / KHÔNG LỜI / SPEECHLESS / ELVIS PHONG CHẾT RỒI / RỮA / E VIỆT NAM / THUỞ LAO ĐỘNG / 30 THÁNG TƯ CỦA LÝ KÝ KIỆT / "!" - văn


HAI NHÀ VUA

Ðó là năm 1923, năm đầu tiên của tôi ở Paris, một lần trên xe điện ngầm từ Porte Maillot đến Epinet tôi thấy một người Việt Nam mà tôi nhận ra ngay là vua Khải Ðịnh. Ngày nay ông chỉ còn được nhớ đến vì cái lăng bằng bê-tông kém thẩm mỹ do chính tay ông xây lên. Khi tôi gặp ông, nhà vua rất gầy, tuy vậy trông vẫn bèo nhèo với những bắp thịt chảy xệ khắp thân thể. Khuôn mặt ông giữa màu vàng và xám, như một quả chanh bủng. Bao nhiêu năm lưu đày đã cho ông một dáng vẻ của một người lãnh đạm, bị ám ảnh. Ông trông như một nhà quý tộc hút thuốc phiện mỗi ngày một lần, chơi tennis mỗi tuần một lần, và tắm biển mỗi năm một lần. Trên cổ tay mảnh khảnh, như một quẻ diêm, cổ tay của một công chúa, là chiếc đồng hồ mặt vuông to tướng, hiệu LeCoultre rẻ tiền. Ðó là một hiện thực khiến tôi vừa xấu hổ vừa buồn nao lòng. Không hề có một chiếc nhẫn nào trên những ngón tay xương xẩu của ông. Chuyện khá kỳ cục, tôi nghĩ, cho một người đàn ông có rất nhiều vợ. Ông không hề nhìn bất cứ ai hay vật nào xung quanh, chỉ nhìn thẳng ra phía trước. Ông không hề chớp mắt rất lâu đến nỗi tôi nghĩ có lẽ ông đã bị mù. Quay cuồng trong óc ông, không nghi ngờ gì, là những ý nghĩ rối bời về đất nước đau buồn của ông. Ông phải biết lịch sử sẽ phán xét di sản đen tối của ông như thế nào. Người đàn ông này chỉ là một nhà vua con rối, được giật dây bởi những thế lực ngoại quốc, tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy một tình cảm dịu dàng, thậm chí gần như ngưỡng mộ, đối với ông. Số phận của ông chính là số phận của tôi.

Sau cùng tôi rời khỏi ghế tiến đến trước mặt nhà vua: “Kính chào bệ hạ! Ngài phải là vua Khải Ðịnh.” Mắt nhà vua ánh lên vẻ vui sướng tột độ trong một thoáng ngắn ngủi, nhưng rồi ông trả lời tôi bằng tiếng Pháp: “Je suis désolé, mais je ne comprends pas!” Không thể tưởng tượng được. Một nhà vua Việt Nam vờ không hiểu tiếng Việt! Tuy vậy, tiếng Pháp của ông lại tệ hại khủng khiếp. Ông ta nói tiếng Pháp với giọng đặc sệt miền Trung khiến để lộ gốc gác của ông ra ngay lập tức. Phải chăng tiếng Pháp tồi tệ của ông là một cách kháng cự có ý thức để chống lại cái nhân dạng méo mó của ông? Nên nhớ rằng vua Khải Ðịnh chỉ đeo lon đại úy trong quân đội Pháp. Dù sao tôi cũng đã không có thì giờ để phân tâm ông ta. Tôi nhìn xuống hình hài vặn vẹo của ông một cách khinh bỉ. Như bị xúc phạm bởi sự kinh tởm từ tôi, một vệt đỏ chạy loan lên mặt ông, rồi ông loé một nụ cười châm biếm. Tuy vậy, tôi đã không muốn tạo nên cái cảnh tượng hai người đàn ông Việt Nam trong hai bộ đồ vét tồi tàn la hét vào mặt nhau làm trò cười trước mặt những người Pháp, nên tôi chỉ lẳng lặng quay lại chỗ ngồi. Tôi cảm thấy xấu hổ đến nỗi mắt rướm lệ. Phải nhiều năm sau tôi mới khám phá ra, qua những bức ảnh trên báo chí, rằng người đàn ông tôi gặp trên xe điện ngày hôm đó không phải vua Khai Ðịnh, mà là Nguyễn Ái Quốc.

Nguyễn Diễm Hương dịch từ nguyên bản tiếng Anh:“Two Kings”

Nguồn: tienve.org







NHỮNG TỪ CHÍNH
Ai chẳng biết văn phạm phản ánh tâm hồn? Là bảng chú dẫn, đầu mối, là ngón trỏ chỉ thẳng vào đáy thẳm con người? Những kẻ ưa viết những câu lê thê, bất chấp cú pháp, chẳng hạn, thì hay nói dối, thức dậy trễ và thường nghiện rượu? Những ai tuyệt đối không thèm chấm phẩy thì luôn luôn ăn mặc luộm thuộm?
Để tiêm, gieo, gợi, để dứt khoát đụ một tinh thần phấn khởi, kiên quyết vào những công dân bấy lâu nay đã quá lừ đừ, hết xí quách, chính phủ ra lệnh mọi người phải dùng dấu than sau mỗi câu, viết hay nói. “Hình như đang mưa!” chẳng hạn, hay, “Tôi buồn ngủ!”
Chính phủ cũng sẽ trừng phạt những ai quên dùng dấu than sau những từ chính. Vì có quá nhiều từ chính, thiên hạ thấy an toàn nhất là nên dùng dấu than sau mỗi âm. “Tôi! Là! Một! Người! Lao! Động!” chẳng hạn, hay “Lối! Thoát! Chỗ! Nào?!”
Hôm qua, một ông già 89 tuổi quên dùng dấu than sau từ “bác,” khi đang trò chuyện với vợ khoảng nửa khuya, trong gác ngủ. Nhờ một anh hàng xóm cảnh giác, thính tai, ông cụ đã được tuyên án 35 năm cải tạo, để được làm gương cho những thế hệ trẻ, cho cả bà vợ lơ đãng, Không! Biết! Xây! Dựng! Chồng!

Nguồn: damau.org







ĐOÀN TRÌNH DIỄN LƯU ĐỘNG LOÀI BÒ SÁT
Tui là người trình diễn loài bò sát. Nghề này là nghề gia truyền. Ba tui cũng sinh sống về nghề này, và cả ông nội tui nữa. Từ hồi còn con nít, lúc nào tui cũng nghĩ tới ba cái mớ bò sát, ngay cả những lúc tui ăn, ngủ. Ngay ở lứa tuổi xế chiều, giấc chiêm bao nào của tui cũng có ít nhất là một con bò sát. Vì vậy tui mới chọn nghề này. Mười hai tháng trong năm tui đi cùng khắp cái xứ sở dài hẹp của chúng ta để trình diễn màn lưu động bò sát. Dừng chân ở mỗi tỉnh thành, tui dựng lều trên bãi đất bụi mù, rồi dán những bích chương trên các bức tuờng bao quanh lều. Dầu bạn chưa hề chứng kiến màn trình diễn ly kỳ, bạn coi qua mấy cái bích chương tuyệt vời của tui rồi chớ?  Sẵn sàng để đóng khung, chúng được in trên bìa các-tông thứ thiệt, có tới bốn màu, thề hổng đời nào bị mờ. Cũng có đứa cho tui là đồ quảng cáo dỏm. Tụi nó thường cằn nhằn là mấy con rắn coi bộ dài trong hình hơn ở ngoài. Rồi tụi nó cũng nói mấy con thằn lằn của tui hổng có màu mè ác ôn đủ lúc nhòm gần kề. Tụi nó dèm mấy con cá sấu vẽ của tui, chắc được máy vi tính sửa sang, coi bộ dữ dằn như vẫn còn sống trong thời thượng cổ, còn mấy con sấu thứ thiệt trong màn trình diễn thấy rành rành là bị đánh thuốc tê, coi buồn thiu, lù rù, làm như là đồ giả chế bằng cao su cũng nên. Nếu có ai thử lật ngửa một con lên coi, chắc cũng thấy hàng chữ nhỏ xíu xiu, mấy mớ chữ coi sao thảm hại quá, là “Chế Tạo ở Trung Cộng.” Rồi còn mấy mẹ xỉa xói nói sao màn trình diễn của tui hổng có con rắn hai đầu hay con rồng hay loài rắn độc nuốt đuôi.  Thì giờ đâu phân trần với tụi nó. Tụi nó rõ ràng là bọn đồng nghiệp ganh với tui. Cằn nhằn gì thì cằn nhằn chớ tụi nó lúc nào cũng là đám đầu tiên xếp hàng mua vé lúc màn trình diễn của tui ghé qua tỉnh. Từ trong cái quầy bán vé, tui thấy tụi nó từ xa tít, lúc chạy, lúc rảo bộ, ba cái mặt tụi nó háo hức như bọn con nít. Thường là tụi nó xô mấy thằng nhóc tì thứ thiệt ra khỏi chỗ đứng xếp hàng để tụi nó đứng ngay đầu hàng. Mà tui hổng có ra mặt hách dịch đâu nghen. Tui có thể từ tốn phát vé cho mấy thằng kẻ thù của tui mà hổng cần tỏ thái độ gì ráo. Đâu có lạ gì nếu cả đám thế gian này háo hức muốn coi mấy con bò sát của tui. Có chỗ nào, ngoài chỗ này, mà bạn và mấy đứa nhỏ của bạn có dịp học hỏi mọi điều về cái vũ trụ độc địa này? Chỗ nào mà ngay cả những con người chai đá, dạn dày bom đạn trong số các bạn có dịp tiếp nhận một cảm xúc hiếm có, tưởng chìm đắm, là cái ớn lạnh xương sống, trộn với thèm muốn và xót thương?







A MOVING EXHIBITION OF REPTILES
I am an exhibitor of reptiles. It’s in my blood. My father was in the same line of business, and so was my grandfather. From early childhood, all I ever thought about was reptiles. I ate and slept reptiles. Even in late adulthood, all of my dreams contain at least one reptile. That’s why I’m in this business. Twelve months out of the year I crisscross this thin, long country of ours to show off my reptile collection.  At each town I pitch my lovely tent on a dusty plot of land, then plaster all the surrounding walls with my posters. Even if you have never seen my fabulous show, you have no doubt noticed my beautiful posters? Suitable for framing, they are printed on real cardboard, in four colors, and wil not fade. There are those who have accused me of false advertising. They like to kvetch that my snakes always appear much longer on paper than in person. That my salamanders are not nearly as colorful or exotic up close. And that my illustrated alligators, computer-enhanced perhaps, seem primeval, ferocious, while the actual alligators in the show are obviously drugged, passive, and practically made out of rubber. If you flip one over, you can clearly see, in the tiniest print, the always pathetic words “Made in China” There are others who carp that my exhibition includes no two-headed snakes or dragons or a viper that devours its own tail. I cannot waste my time on these people. My critics are obviously only frustrated exhibitors of reptiles. Though they complain, they are always among the first to purchase tickets when my show arrives in town. From inside my booth, I can clearly see them coming from afar, now running, now walking, their faces glowing with a childish excitement. Often they knock real children out of the way to be the very first in line. And yet I do not gloat. Calmly, I can dispense tickets to my enemies without a smirk on my face. It’s no mystery why the whole world is so eager to see my reptiles. Where else, let me ask you, can you and your children learn everything there is to know about this poisonous universe? Where even the most insensate and shell-shocked among you can experience such a rare, lost emotion as revulsion mixed with longing and pity?

Nguồn: damau.org








VÀI ĐIỀU PHẢI NÓI VỀ BÀN THỜ

Người Việt dựng bàn thờ vì sợ ma. Nhưng tại sao lại sợ ma? Người chết ghét người sống vì người sống còn sống, còn nhe răng ra được, còn liếm răng thật hay giả, còn miệng, còn trôn, còn biết nói, còn đói khát, còn hát karaoke, còn lường gạt và tặng hoa cho nhau, còn mua vé xổ số, còn hy vọng, còn cơ hội lâm đủ thứ bệnh hiểm nghèo hay tự tử bằng súng, dao hay thuốc độc.

Người Việt vào đầu thế kỷ 21 hay dựng bàn thờ bằng gạch men, màu hồng, thứ mà người ta chỉ dùng trong toa lét ở nước ngoài. Con cháu phải lo cho ông bà đi giải hàng ngày. Người chết không ăn uống nhưng vẫn phải bài tiết thường xuyên. Con cháu sẽ phải hốt những bãi ô uế của tổ tiên cho đến tận thế, và có lẽ cả sau ngày tận thế nữa.

Người Việt thường dựng bàn thờ trong phòng khách. Phòng khách của người Việt vừa âm u, hắc ám, vừa lấp lánh nhiều màu. Phòng khách của người Việt là một cái mồ sống động, một đám ma tổ chức trong một disco tưng bừng. Vừa khóc, vừa cười, vừa nhảy không đúng nhịp, người Việt đi đám ma 24 trên 24, 365 ngày một năm, để chuẩn bị cho đám ma của chính mình.

Trước khi có nhiếp ảnh, người Việt thờ hình vẽ. Nhà càng nghèo, chân dung ông bà càng đơn sơ, chung chung, mắt to mắt nhỏ, mũi tẹt hơn ngoài đời, môi không linh động, không thể mấp máy. Có lẽ trong một ngày gần đây, người Việt sẽ thờ băng DVD của những người đã khuất.

Nói đến bàn thờ, tôi phải kể chuyện này: tuổi dậy thì, tôi yêu thầm một người em họ tên Xoăn. Xoăn mặt trái xoan, môi thắm, mắt luôn rực lên như sắp sửa cười. Lại nhà Xoăn chơi, tôi ngủ qua đêm ở phòng khách, trước bàn thờ. Xoăn ngủ với cô tôi trong buồng. Trăn trở cả đêm, tôi nghe, hay tưởng tượng tôi nghe, tiếng thở dài của Xoăn sau cái màn xơ xác, mảnh khảnh, lốm đốm những vết mờ ảo. Lăn tới lăn lui, dãn người rồi co ro, tủi thân, háo hức, tôi chỉ muốn xé hay vạch màn ngay lập tức để chồm lên Xoăn, và có lẽ cả lên cô tôi nữa, tuy đứng tuổi nhưng vẫn nõn nà. Đã lỡ thì lỡ luôn. Gần sáng, khi gà đã gáy, tôi mới thiếp ngủ. Bỗng tôi nghe cô tôi la toáng lên: “Quần mày đâu! Sao mày dám tụt quần trước bàn thờ!” Tỉnh dậy, tôi thấy mình cởi truồng, dương vật chĩa thẳng vào cái mặt thâm môi, hí mắt của chú tôi sau hoa quả và nhang khói. Đỏ mặt, cô tôi đuổi tôi ra khỏi nhà ngay lập tức. Thấy tôi không quần, Xoăn liền tụt quần cho tôi mặc. Lòng xao xuyến, tôi lủi thủi đến bến xe, cái quần của Xoăn như một lớp da mát dịu an ủi. Tuy không có cơ hội nhìn Xoăn một lần nữa, tôi vẫn còn giữ cái quần rực rỡ hoa mai cho đến bây giờ. Tuy đã có vợ, thỉnh thoảng tôi vẫn lấy quần của Xoăn ra xem. Áp mặt vào quần, hít hít, rưng rưng nước mắt, tôi nhớ lại tuổi thơ trong trắng mà ngậm ngùi.


Nguồn: tienve.org







KHÔNG LỜI
Đinh Từ Bích Thúy chuyển ngữ
Hắn đến đây lúc hắn ở cùng lứa tuổi với thằng Beaver, học ngôn ngữ của chúng ta, phiên âm từng chữ một, vụn vỡ, nát bét, trước khi chúng được nhuần nhuyễn, nhưng vẫn còn những âm thanh mơ hồ, cho đến lúc hạ màn, rên rỉ trộn lẫn với pàng pàng. “Hãy giết hết chúng nó, rồi để Chúa phân biệt [người lành với quân dữ.]” “Chúng ta sẽ bỏ bom nước này cho quay về Thời Đại Đồ Đá. “Đá đít rồi về nhà.” Ở dưới một “nấm khói” bom nguyên tử, “Chế tạo ở Hoa Kỳ, thử nghiệm tại Nhật Bản.” Nhiều khẩu hiệu ngầu lắm. Khi hắn cố lên tiếng, hắn chỉ lầm bầm, “như ngậm gì trong miệng,” làm bọn chúng cười lăn và hò hét, “Về Tàu đi,” một lời trêu ghẹo đại loại, nhạt thếch mà chính tôi đã nghe thấy không chỉ một lần, dĩ nhiên. “Mày nói tao hả? Ê, mày nói tao gì dzậy?”
Ngoài giải pháp hung bạo, hắn không thể làm gì về cặp mắt, mũi, cái miệng khác thường của hắn, nhưng hắn đã có thể đổi tên của hắn, thành “Joe” chẳng hạn, để lấy lòng bọn chúng, tỏ ra là hắn cũng có thiện chí. Lúc trở thành sinh viên đại học, hắn đã có đủ những từ Anglô-Xắcxông, La Tinh hầm bà lằng trong đầu óc để tự cho mình một ý nguyện ngông cuồng là hắn có thể trở nên một nhà văn, một nhà văn Hoa Kỳ. Chúa cứt ơi, nói gì vậy, chuyện đùa? Hắn cảm thấy dị hợm, một tên ngụy trang lõa lồ, nên giả vờ là đang học thương mại. “Mày viết văn bằng tiếng Đại Hàn? Tiếng Tàu? Tiếng Mông Cổ?” Cuối cùng, hắn sẽ mở miệng và thè cái lưỡi chưa ai từng thấy.
Hắn chẳng bao giờ có thể hoà nhập, mà chỉ có thể nhìn. Hắn chỉ là người nhìn, nhưng không đủ bảnh bao để trở thành đối tượng của cái nhìn. Thật sự, hắn không muốn ai nhìn hắn, nhất là nhìn đôi mắt đang nhìn của hắn đã được che kín qua mắt kính râm. Qua lỗ hổng bé bằng đầu kim từ điện thoại digital, mấy ngón tay hắn chụp hình thắng cảnh dưới gầm bàn, soi mói nếp gấu quần, áo, đăng ten, đường xếp, bất cứ mọi thứ bị che dấu bởi những thứ khác, những chỗ vải bị sờn, những vết sẹo, bí tất, lúc lắc pom pom dính vào bí tất, lỗ chân lông; hắn cũng đo mông. Đúng, mọi người, bất cứ ai khác cũng chỉ nhìn—đây là giang sơn của những con người hau háu, canh phòng, theo dõi không ngừng nghỉ–nhưng đôi lúc họ cũng được nhoà khớp vào một cái gì nhún mềm, sau khi uống mấy lon bia six-pack, nhâm nhi vài ly vodka hay cô-nhắc. Hắn cũng đồng tâm với họ, nhưng chẳng được xài mẹ gì, trừ lúc hắn vượt qua ranh giới bẫy mìn, để kết hợp với đồng lứa tại bên kia cuộc đời. Sau vụ tẩy ruộtcủa hắn, chúng ta được coi nhiều màn ly kỳ trên TV, ở giữa những phim quảng cáo xe hơi, Cô-Ca Cô La, và những món phổi bò khác.
Sao hắn không thể như Hen Ly, hoặc Henry Lee, một trong những nạn nhân của hắn? Vừa bước ra khỏi khoang tàu, Henry chỉ cười trừ, chỉnh lại cái lưỡi, đoạt nhiều giải thưởng, đứng hạng nhì trong lớp khi ra trường. “Bạn cứ tưởng tượng ngồi trong lớp mà hổng biết nói tiếng Mỹ, nhưng giờ nay tui là số hai.” Sao hắn không thể như Bruce Lee, hay cao xa hơn, Donald Trump? Quỉ, sao hắn không như Đinh Linh, người đủ sĩ khí để phác họa những lời bình tĩnh sau đây:
Điệp Khúc
Thôi thì, nếu một vật xa lạ, thật nhỏ,
Dù chỉ là một hạt dối trá, triền miên
Bị kẹt cứng trong đầu, không còn cách nào
Ngoài bắn cái đù mẹ. Cặp mắt ta cũng
Xa lạ với ta, khiếm khuyết của chúng ngăn chận
Cuộc đàm thoại đã thảm bại của ta với hiện thực,
Cái hồ này, những chỗ thầm kín kia. Vì vậy,
Ta phải bắn thứ đù mẹ.
[Từ Những Ứng Tấu Nhiễu Động (“Jam Alerts”), Chax Press, 2007]
Chấm hai vở kịch, Cho Seung-hui vẫn chưa đạt được mục tiêu làm nhà văn Hoa Kỳ. Chấm cách diễn xuất, hắn quả là một nhân vật Hoa Kỳ, giống quá nhiều kẻ khác để so sánh. Tập tạ, gân guốc, với tóc được tông-đơ sát đầu, đội mũ đen có lưỡi kéo sau gáy, mặc T-shirt đen, cuối cùng, trông như hắn đã hội nhập: Đội Binh Một Người, sẵn sàng ra trận. Cứ cho tụi nó ló mặt ….

Nguồn: damau.org





SPEECHLESS

He came at roughly the Beaver’s age, learnt our language word by word, each syllable mangled, botched, before being straightened out, finally, but some sounds would remain elusive, even towards the end, whimpers and bangs. “Kill ‘em all, let God sort ‘em out.” “We’re going to bomb them back into the Stone Age.” “Kick ass then go home.” Beneath a nuclear mushroom: “Made in America, tested in Japan.” There are so many cool ones. When he tried to talk, he mumbled, “as if he had something in his mouth,” which made them guffaw and shout, “Go back to China,” a generic taunt I’ve heard more than once, of course. “You talkin’ to me? Hey, I said, Are you talkin’ to me?”
There was nothing he could do about his unusual eyes, nose and mouth, short of violence, but he could have changed his name to “Joe” or something, placate them a little, betray his good will. By college, he had enough Anglo-Saxon, Latinated gibberish roiling in his head to entertain the funky, desperate notion that he could become a writer, an American one. Holy shit, no joke, say what? Feeling queer about it, a naked impostor, he pretended to be a business major. “Do you write in Korean? Chinese? Mongolian?” At last, he’d open those lips and flash his never-seen tongue.
He could never join, only look. He was a looker only, only he wasn’t a looker. He didn’t want to be looked at, actually, especially his looking eyes, which he hid behind shades. Through a digital pinhole, he checked the scenery beneath tables, to examine seams, pleats, ruffles, anything tucked beneath anything else, fuzz, scars, socks, pom-poms, pores, he measured hips. True, everyone else just mostly looked also—this is, after all, a land of tireless oglers and vigilantes—but occasionally they could mesh into a resistant something or other, after a six pack, a cognac or a vodka. He shared their values, totally, only he couldn’t get none, until that moment when he finally dashed across the landmined border, to join his peers on the other side. After this catharsis, we all got plenty to look at, between the car, Coke and bullshit commercials.
Why couldn’t he be like Hen Ly, or Henry Lee, one of his victims? Fresh off the boat, Henry just grinned, untied his tongue, snatched most of the awards, became a salutatorian. “Imagine sitting in class not knowing the language, now I am number two.” Why couldn’t he be like Bruce Lee, or Donald Trump, for that matter? Hell, why couldn’t he be like Linh Dinh, who was poised enough to write these calm lines:
Refrain
Well, then, if an alien object, something tiny
Even, like a grain of bullshit, is persistently
Lodged within the brain, there’s nothing to do
But to shoot the motherfucker. My eyes
Are alien to me, their defects hindering
My already dire discourse with the real,
This lake here, them privates. That’s why
I must shoot the motherfuckers.
[from “Jam Alerts,” Chax Press, 2007]
Judging from his plays, Cho Seung-hui never nicked his target. Judging from his acts, he was as American as, well, too many to mention. Pumping iron, cropping his hair short, flipping his black baseball cap backward, in a black T-shirt, he finally looked like he belonged, an Army of One, ready for action. Bring ‘em on.

Nguồn: damau.org





ELVIS PHONG CHẾT RỒI

Tôi nhớ rõ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi đang ngồi trong tòa soạn Rock Việt, nhìn ra đại lộ Nguyễn Huệ. Tôi có thể nghe tiếng nổ từ xa và tiếng súng rất gần. Điều kỳ lạ là không một tiếng còi báo động. Rời khung cửa sổ, tôi nghĩ ngợi lơ mơ nhưng chẳng làm gì. Ngày hôm đó, tôi bỗng tin vào định mệnh và muốn được dính líu đến lịch sử, một ý tưởng rỗng tuếch, hoa mỹ. Tôi mở radio, đài Mỹ, có lẽ một biểu hiện hoài nhớ quá sớm chăng. Ai đó đang hát “Tôi Mơ Một Giáng Sinh Trắng”. Thật bệnh hoạn, bệnh hoạn! Óc khôi hài Mỹ. Cách đó vài góc đường, người ta đang cấu xé, dẫm đạp nhau trèo lên những chuyến tàu cuối cùng rời Sài Gòn. Lẽ ra tôi phải trong số họ. Xe tăng Cộng sản đang ầm ầm tiến vào, và tôi, với tư cách nhà phê bình nhạc Rock hàng đầu Việt Nam, sẽ bị quay chín.

Trong khi nhìn ngắm tình trạng vô chính phủ trên mặt đường, điện thoại reo. Một giọng hoảng loạn hét vào tai: “Elvis Phong tự tử rồi!”. Ả đàn bà cúp máy trước khi tôi kịp hỏi thêm. Tiếc thương một lúc--Elvis là bạn tốt của tôi--rồi tôi bắt đầu cười khùng khục. Một động thái lỗi lạc, tôi nghĩ. Vào cái ngày mà nền âm nhạc chấm dứt, Elvis phải chết.

Nhằm giúp người nước ngoài và những kẻ dốt nát hiểu rõ, tôi phải khẳng định lại điều hiển nhiên này: Elvis Phong là nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử nhạc Rock Việt Nam. Y tạo ra một cuộc cách mạng ở Việt Nam. Thậm chí phát minh cả trang phục. Y thường mặc sơ mi hở cổ khoe bộ ngực phẳng nhẵn nhụi, áo vét viền tua, gài khuy đính kim cương giả, ngay cả khi trời nóng bốn mươi độ. Cả một thế hệ theo gương Elvis Phong. Y định nghĩa thế hệ. Elvis chính là Việt Nam.

Ôi thế hệ của tôi, những năm đó! Quá nhiều chuyện xảy ra và quá nhiều chuyện quên lãng: lính Mỹ và Đại Hàn nghênh ngang trên đường phố, phản lực và trực thăng, rượu whisky nhấm nháp trên ghế bar chân cao, váy mini và tóc ngắn, Elizabeth Taylor và Lý Tiểu Long trên màn ảnh rộng, phim “Hành Tinh Của Loài Khỉ”, pháo kích bừa bãi vào các tỉnh lỵ, biểu ngữ tuyên truyền căng giữa hàng me, những tên trốn quân dịch mặc đồ đàn bà, những xác chết với khuôn mặt hạnh phúc nhìn người đọc từ trang báo lem nhem, sức nặng quả lựu đạn trong bàn tay vô cảm, việc du nhập món pizza vào tầng lớp thượng lưu...

Ngay từ đầu, Elvis đã là một với thời đại mình. Sự nghiệp của y song hành và phản ảnh chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đã tạo nên y, khiến y viết nhạc, khiến y ca hát. Trong một phỏng vấn trên Rock Việt ngày 22 tháng 6 năm 1967, Elvis Phong tuyên bố câu nổi tiếng: “Tiếng ầm ĩ của hận thù cung cấp nhạc nền cho tình ca của tôi”. Những buổi trình diễn, Elvis thường nói với đám khán giả đang la gào: “Tôi viết những ca khúc tan vỡ cho tất cả các bạn, những kẻ tan vỡ!”

Tan vỡ, có thể, nhưng không ai chối cãi được sức mạnh ghê gớm những bài hát này. Suốt sự nghiệp âm nhạc, Elvis đã viết hơn trăm bài lừng danh. Y bắt đầu được biết đến năm 1963, thời điểm các thầy chùa tự thiêu và tổng thống Diệm bị ám sát, bằng bài “Nhịp Mưa” (The Rhythm of the Rain) và “Thổi Vào Gió” (Blowing in the Wind).

Năm 1965, lúc thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, Elvis viết “Vua Xa Lộ” (King of the Road) và “Bắt Được Cưng Rồi!” (I Got You Babe!).

Năm 1967, khi địa đạo Củ Chi bị phát hiện, Elvis cho ra đời các tác phẩm “Chào Ông, Chào Ông” (Good Morning, Good Morning), “Một Ngày Trong Cuộc Đời” (A Day in the Life), và “Trét Cái Lỗ” (Fixing a Hole).

Năm 1968, cuộc tấn công Mậu Thân khiến 64 ngàn người chết, 120 ngàn người bị thương, 630 ngàn người vô gia cư, Elvis cho ra mắt tác phẩm được xem như tuyên ngôn âm nhạc, một tập hợp khổng lồ những bài hát mê hồn có tựa đề “Album Trắng” (The White Album). Màu trắng, như ta biết, là màu tang tóc của người Việt.

Một số bài đỉnh cao trong album vĩ đại này là: “Cuồng Điên” (Helter Skelter), “Trở Lại Nước Nga” (Back in the USSR), “Tôi Quá Mệt” (I am So Tired), “Trong Khi Ghi-ta Tôi Khe Khẽ Khóc” (While My Guitar Gently Weeps), “Ob-La-Di, Ob-La-Da”, và “Hạnh Phúc Là Một Cây Súng Ấm” (Happiness Is a Warm Gun).
 Phan Nhiên Hạo dịch, từ nguyên bản tiếng Anh “Elvis Phong Is Dead”,
in trong tập Blood and SoapLinh DinhNew York: Seven Stories Press, 2004.
Chú thích của người dịch:
Trong nguyên bản, tựa những bài hát được tác giả viết bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh như trên. Đây là những bài nhạc Rock and Roll nổi tiếng thập niên 60 và 70 ở Hoa Ky, đến nay vẫn còn phổ biến trên các đài Classic Rock.

Nguồn: tienve.org







RỮA

Rời nước lâu năm, tôi cứ lầm chữ “yêu” với chữ “thương.” Nhắm mắt, tôi thốt, “Tôi yêu mẹ ghẻ tôi lắm. Tôi yêu bả đến nỗi tôi không nỡ giết bả.” Cali mùa này nóng lắm, nên trong nhà phải mở máy lạnh. Tôi đứng cạnh giường trong phòng ngủ của cha tôi. Cha tôi vẫn còn sống. Đâu đó, cha tôi vẫn còn hít vô, thở ra.
Quỳ trước mặt tôi, mẹ ghẻ tôi chìa môi, “Hơn ba chục năm nay, mày chỉ chờ có cơ hội để giết tao. Bây giờ mày trói tao lại rồi, mày đâm tao đi!”
Bả không nói, “Bây giờ mày trói tao lại, rồi mày đâm tao đi!” Mà, “Bây giờ mày trói tao lại rồi, mày đâm tao đi!” Dấu phẩy rất quan trọng. Phẩy lộn một câu, hỏng cả cuộc đời. Chấm sai chỗ thì chết tại chỗ!
Tôi yêu mẹ ghẻ tôi lắm. Vì vậy, tôi sẽ không đâm bả, dù chỉ một lần.
Rời nước lâu năm, tôi chỉ nhớ đúng một tục ngữ, “Thịt đâm thịt, nhớ nhau cả đời.” Có lẽ tôi nhớ sai. Có lẽ câu đó là, “Thú đâm thịt, dù chỉ một nần.”
Thay vì “mẹ ghẻ,” ta nên cải tiến tiếng Việt, biến từ ấy thành “má lở,” “mợ cùi” hay “bu rữa.”
Xấp xỉ 50, tôi cũng đang háo hức rữa, không kém thiên hạ, tuy tôi chẳng là cha mẹ ai cả. Tôi tin tôi thận trọng, nhưng cũng có lẽ tôi hèn.
Mẹ ghẻ tôi tên Hà. Người Quảng Đông. Trước 75, bà làm thư ký cho cha tôi. Cha tôi tên Châu, và như tôi, cũng họ Đinh, một sự trùng hợp khó hiểu. Việt Nam thiếu gì họ, sao ông lại chọn họ của tôi? Trước khi bà Hà thành bu rữa của tôi, tôi gọi bà là chị, vì Chị Hà chỉ hơn tôi có 11 tuổi.
Vậy thì, tháng 4, 1975, cha tôi mướn chị Hà đem tôi, 11 tuổi, và thằng em 5 tuổi, thoát khỏi Việt Nam từ Tân Sơn Nhất. Dùng giấy tờ giả, tụi tôi đi ké một gia đình người Hoa, có con làm cho Mỹ. Cha tôi thì chen lên Tàu Trường Xuân ngày 30.
Đến Guam khoảng 1, 2 giờ khuya ngày 28, tôi thú thật chẳng lo âu, chỉ thấy vui vui, là lạ vì được đi xa, mạo hiểm, như con chó được tung tăng ngoài một bãi cỏ thật rộng. Từ chiếc máy bay lính C-130, mấy trăm người Việt trèo lên những xe buýt màu vàng, loại chở học trò, để đến trại tị nạn. Ngoài cửa sổ, cảnh thật yên tĩnh. Đường rộng, nhà thưa. Đây đó, cũng có cây dừa, như ở Việt Nam, nhưng tuyệt đối không một xe gắn máy. Đến nơi, tụi tôi chui vô những túp lều mới dựng, rồi ngủ trên những giường xếp nhà binh.
Tôi sống tại Guam một tuần. Tụi tôi ăn và tắm tập thể. Có lần một lính Mỹ phát bánh mì kẹp từ một xe tải. Như những đứa trẻ khác, tôi cũng với tay, ra vẻ đói khát, để được ăn. Đâu đó, Phan Nhật Nam đã viết, “Người Mỹ biến đàn bà ta thành đĩ, biến trẻ con ta thành ăn mày.” Thất thế, chạy giặc, tị nạn cũng như ăn mày, phải lệ thuộc người dưng để sống còn, tuy ăn xin cũng phải giữ sỉ diện chứ, nhưng lúc đó tôi biết gì? Một hôm, tôi tình cờ thấy cô Hằng, em mẹ ruột tôi. Cô dẫn tôi lại bà ngoại, rồi bà mua cho tôi một hot dog. Khi trả tiền, bà hỏi người bán, “How many?” [“Mấy cái?”], thay vì, “How much?” [“Bao nhiêu?”]. Ở Việt Nam, tôi đã là một nhà ngôn ngữ lớn, tuy chỉ 11 tuổi. Hồ Chí Minh lưu loát sáu thứ tiếng, tôi sành bốn, tuy mỗi tiếng chỉ thuộc khoảng năm, sáu chữ. Nhất, nhì, xám, xây, rồi bí. Cò có là anh. Cung chúc tân xuân có nghĩa là Tao sẽ pháo kích mày. Tuy biết bà ngoại nói sai, tôi rất tế nhị, không sửa lưng. Đó là lần cuối tôi thấy bà ngoại tôi.
Trại gần bãi biển, nhiều người còn đi tắm. Có một lần, một đám lính Mỹ tắm khoả thân. Cà nhông, họ nhảy xuống, rồi trèo lên một cái phà nho nhỏ, chỉ cách bờ khoảng 30 mét. Trên bãi, đàn ông và đàn bà, già, trẻ, lớn, bé, người Việt Nam ta. Ta có nghĩa là mình. Mình khác, họ khác, và ít nhất trong trường hợp này, cả hai bên, hai phe, đối chiếu nhau, đều nghĩ vậy. Lắm khi, ta, bất cứ ta nào, còn coi họ không hẳn là người. Thời chiến tranh, một lính Mỹ lỡ thấy một thiếu nữ Việt tắm sau nhà tại thôn quê. Giật mình, cô che người lại. Kể chuyện này, anh bảo anh ngạc nhiên cô này biết ngượng. Anh ngạc nhiên người Việt mình biết ngượng. Trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, Bảo Ninh tả đám lính Mỹ hiếp dâm, rồi giết Hoà, một cô bộ đội, “bọn Mỹ xô tới, vây xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề hộc rống lên.”
Sau Guam, tôi ở trại tị nạn Fort Chaffee, Arkansas, hai tháng, rồi đến Tacoma, Washington, vì được một vợ chồng Việt Mỹ bảo lãnh. Rồi họ cũng lãnh luôn cha tôi, đến từ một trại tị nạn Hồng Kông. Cô Annette nửa Anh, nửa Hoa, nhưng sinh tại Việt Nam. Cha cô kèm tiếng Anh cho tôi tại Sài Gòn, còn chồng cô là một thiếu tá Mỹ, đã nã đạn tại ViệtNam. Dĩ nhiên có chồng thì Annette đã thành bà, nhưng tôi quen miệng, cứ gọi là “cô.” Hơn nữa, cô trẻ lắm. Thậm chí, Annette còn học trung học. Sau này, tôi nghe nói cô bỏ gã chồng già.
Tôi nhớ cha tôi hay đùa với cô Annette, làm chồng cô nhăn mặt, nhưng khi sau này, mãi sau này, tôi kể lại chuyện xưa, cha tôi giận lắm, bảo làm gì có điều đó! Tại Fort Chaffee, tôi cũng gặp cô Hương, thầy kèm phổ thông và dương cầm cho tôi, và cả em tôi nữa, nhưng tôi nhớ cô chẳng thân mật cho lắm. Không còn là nhân viên của cha tôi, cô khỏi phải giả vờ quý mến bọn tôi.
Nếu là cô Hương, chắc tôi cũng chẳng ưa gì cha con nhà tôi. Có lẽ tụi tôi cũng trơ, chướng và đắc chí như những bọn có tiền khác. Đã vậy, lại thiếu văn hoá. Sự thật như vầy: Cha tôi nhà quê, lớn lên tại Bùi Chu, học hành trễ, nhưng sau khi xuống Sài Gòn, đã tự lập, thành công, nên khá phè phỡn. Lúc không đánh mạt chược, ông chơi tennít. Có lần cha con tôi ăn tại tiệm Pháp với một linh mục. Thấy cha tôi khua, khều lung tung, gai mắt quá, ông linh mục bèn thốt, “Anh Châu phải dạy thằng nhỏ cầm dao nĩa đàng hoàng đi chứ! Để nó quen ăn uống lịch sự.” Điếc cú móc, cha tôi phớt tỉnh. Sống trong một vũ trụ riêng biệt, cha tôi hoàn toàn cô lập. Lúc nào ông chẳng duy ngã?
Ai mà không bào chữa cho bản thân, huống chi một thằng nhà văn? Tố Hữu di chúc, “Sống cũng cho, mà chết cũng cho,” nhưng xác chưa kịp lạnh, thiên hạ đã chỉnh thành “chó.” Tuy đang vạch áo, bảo đảm tôi cũng đang vòng co làm bóng chân dung, độn gót giày, tô điểm cái mặt vượn trời ban, nhưng tôi sẽ ráng vô tư, nói toẹt. Gì thì gì, đến lúc bọn tôi dạt qua Mỹ thì tuyệt đối không còn ung dung nữa, mà mạt rệp thứ thiệt. Tại Mỹ, việc làm đầu tiên của cha tôi là lau chùi nhà thương, tuy sau này, ông cũng có tiền vô, tiền ra, nhờ chịu khó, buôn bán, còn tôi thì đã làm một lô những nghề cu li, chính vì bướng bỉnh theo nghiệp vẽ vời, viết văn rồi nhiếp ảnh. Tôi không nhà, xe, không dám đi bác sĩ hay nha sĩ. Tôi quả chỉ có hai hòn bi, tuy mỗi cái khá nặng ký.
Nghe cô Hương đã qua Mỹ, cha tôi bèn viết cô một lá thơ, không biết mò địa chỉ ở đâu, để tỏ tình, đại khái là bây giờ đất lạ, xứ người, cô có muốn ở với bọn tôi không? Làm mẹ ghẻ hai thằng nhóc mắc dịch? Cô mỉa mai trả lời, nạt cha tôi thậm tệ, bảo ông là một người lãng xẹt, nên mới cả gan, khơi khơi nói bậy. Ông cho tôi xem lá thơ, bảo, “Bây giờ họ khi mình đến vậy đấy!”
Cô Annette đã có chồng, cô Hương không thèm làm mẹ cùi, má hủi, bu rữa cho bọn tôi, vậy thì chỉ còn chị Hà, người thư ký. Sau ba tháng tại nhà cô Annette, tụi tôi đã ra ở riêng. Chị Hà không yêu cha tôi, thậm chí không từng muốn ăn nằm với ổng, nhưng vì bị kẹt một mình tại xứ lạ, nên bất đắc dĩ phải lấy một người gấp đôi tuổi, với hai đứa con riêng. Trước khi cưới, cha tôi làm bả có bầu. Hốt hoảng, bả tìm cách sống riêng, nhưng không biết đi đâu, bèn chui đại vào một nhà dòng, rồi ở đó cũng không ổn, lại phải mò ra, trở lại với cha tôi. Số phận này, bả vừa ngậm, vừa thét từng ngày, nghe điếc cả tai.
Ngày cưới, bà mặc áo trắng như vẫn còn trinh, và cũng đến nhà thờ, vì hôm đó Chủ Nhật. Bà đạo Phật, nên không biết rằng ngoại đạo không được rước lễ, nhưng cha tôi lại chẳng thèm dặn, khiến cô dâu bị linh mục từ chối bánh thánh trước mặt thiên hạ. Lại thêm một tổn thương trong cuộc hôn nhân đặc biệt vô duyên này.
Loài đực thì chỉ muốn truyền cái gien của mình, cái tôi, tôi riêng biệt, càng nhiều càng tốt. Cấy thôi, khỏi cần nuôi. Bầu nặng, đẻ đau, rồi lại phải chăm sóc con, loài cái phải chừng mực hơn. Một con sư tử mạnh có cả chục vợ như chơi, nhưng những con sư tử yếu thì phải ở nhà, thủ dâm, làm thơ kiểu Hàn Mặc Tử. Nhờ xem truyền hình nên tôi biết những điều sắc sảo này.
Ở Việt Nam, cha tôi là một loài sư tử, hay ít nhất tôi tưởng vậy. Sang Mỹ, ông chợt biến thành một con mèo hoang, nhìn lông xơ xác. Không có bà xẩm hay con ở, ông phải tự nấu nướng. Khi lửa nhảy từ bếp ga lên chảo nóng, ông hốt hoảng, giội nước làm phỏng tay. Đau quá, ông rên xuyên đêm.
Cha tôi nhận xét, “Con nít Mỹ đứng thẳng hơn con nít Việt Nam, đi thẳng hơn con nít Việt Nam.” Và, “Người Mỹ gọi đàn bà là ‘baby’ thật là đúng. Đàn bà ấu trí lắm. Như em bé vậy!” Ông không hiểu đàn bà Mỹ cũng gọi đàn ông là ‘baby,’ nếu cưng. “Baby” tương đương với “cưng.”
Cha mẹ tôi ly dị ở Sài Gòn. Trước 75, cha tôi làm luật sư, dân biểu, cảnh sát, rồi lại luật sư. Mẹ tôi yêu ông tài xế của cha tôi. Hồi đó, cha tôi có lăng nhăng không, tôi chẳng biết, nhưng sau này tôi có nghe ông nói, “Đàn ông thì phải hào hoa.” Rồi, “Đàn bà như con khỉ. Mình mà đùa với nó thì nó sẽ trèo lên đầu mình.” Ông cũng đắc chí kể về ông Liêm. Vợ ông Liêm thoáng thấy chồng mình với một con nào đó ngoài đường, nhưng khi bị chất vấn, ông Liêm dứt khoát quát, “Không! Đó không phải là tôi!”
Khi ly dị, tôi theo cha, còn em tôi, tên Phong, ở nhà kêu là Cún, theo mẹ, nhưng mẹ tôi chỉ giữ thằng Cún cỡ nửa năm, rồi để cha tôi lãnh luôn. Đã có chồng mới thì đeo con cũ làm gì? Hơn nữa, hạnh phúc cá nhân trên hết, phải không nào? Bài học này, tôi sẽ nhớ hoài. Đứa con nít không có quyền lựa chọn bất cứ gì. Nếu may mắn, nó được sinh ra trong gia đình tử tế, tại đất nước bình an, nhưng chỉ được một đã là khó. Nó có thể bị đánh đập hay bỏ rơi, thậm chí bị hiếp dâm bởi chính cha nó. Mẹ nó có thể ép nó làm đĩ, “để giúp gia đình.” Lấy thằng Đài Loan tàn tật đi con! Lấy thằng Việt Kiều cú đế! Xét đi, xét lại, cha mẹ tôi chẳng có gì đáng kể, nhưng tôi chỉ lải nhải vì tôi là một kẻ vò văn lắm mồm.
Đến năm 1978, tụi tôi đã dọn xuống San Jose, để sống trên một con đường cụt chĩa thẳng vào bãi rác khổng lồ. Người Việt gọi Locke Drivelà Xóm Rác. Vừa ra cửa, tôi thấy rác, và nằm trong nhà, mà hở cửa sổ, tôi hít kỹ mùi phế thải. Những thứ rác rưởi trong tâm, trong trí chưa đủ, con người còn phải thường xuyên dúi mặt vào những món thối nát, dơ dáy hay gớm ghiếc cụ thể để hiểu thấu ẩn ý cốt truyện. Truyện nào cũng như truyện nào, cũng chỉ có một tựa là “Rữa.”
Qua Mỹ đã 43 tuổi, cha tôi ráng học lại luật nhưng không vô, không sao thi đậu nổi, nên bây giờ bèn mở tiệm chạp phô trong ga-ra nhỏ tí. Ông cũng nuôi vịt và bồ câu để bán cho đồng hương trong Xóm Rác. Dọn đất, ông đốt đại một lô cây bụi trong vườn sau, suýt nữa làm cháy rụi vài căn. Hên là cứu hỏa chữa kịp thời. Để cha tôi khỏi tội, một hàng xóm người Puerto Rico, ông Angelo, đánh lạc hướng, đổ lỗi con nít đốt pháo. Cha tôi phớt tỉnh. Ông đào ao, thả vịt cạc cạc. Khách chỉ con nào, tôi vồ con nấy.
Tôi học Trung Học Andrew Hill. Trường này một nửa là Mễ, rồi khoảng 15% trắng, 15% Á Châu, 10% đen, còn phần còn lại tạp nhạp. Hồi đó, đa số người Việt nghèo lắm, lại chưa quen văn hoá Mỹ, nên thường ăn mặc rất cù lần, nhưng riêng tôi, và thằng em tôi, thì còn lập dị hơn ai hết. Để tiết kiệm, cha tôi không cho bọn tôi đi hớt tóc tiệm, mà phảng đại tại nhà. Nhìn đầu tôi, đám Việt Nam cũng phải cười lòi ruột, huống chi Mỹ.
Biến cố 75 gây điêu đứng cho cả chục triệu người, bao nhiêu bà vợ phải xa chồng, bao nhiêu gia đình phải tan nát, nên việc tôi phải sống với một bà mẹ ghẻ cộc cằn, la hét liên miên, là một điều quá nhỏ nhoi. Tôi không kể chuyện này để so sánh cái nhói tí ti của tôi với cái đau tận tủy của bạn, nhưng vết thương nào, dù vặt cách mấy, cũng phản ánh sự tổn thương tuyệt đối, cuối cùng, cũng như mùi thum thủm nào, dù chỉ phảng phất, cũng đủ làm ta nhăn mặt.
Đã mấy chục năm tôi sống tại Philadelphia, nhưng trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng về San Jose, thăm ông già, tuy lần nào tôi cũng bị mợ cùi tôi chửi. Chỉ nhìn mặt tôi thôi là bà nổi điên, vì tôi biểu tượng cho cuộc đời hẩm hiu, bạc phước của bả. Thấy tôi cầm đũa tại bàn ăn, bà thét, “Ông thấy nó cầm đũa như vậy mà chịu nổi! Sao nó cầm đũa kỳ cục vậy!” Lúc đó tôi hơn ba chục, và dĩ nhiên đã cầm đũa cả đời. Thậm chí, nếu có cơ hội, tôi sốt sắng dùng đũa để giải sầu, hủy tủi cho bu hủi sấu xố của tôi, nhưng lúc đó tôi chỉ muốn bà câm mồm để tôi được yên tĩnh nhai cơm. Tôi nhìn cha tôi, xem ông phản ứng ra sao, nhưng ông đã nhão nhẹt từ lâu, nên chỉ làm thinh. Cha tôi êm ru.
Thôi chuyện đã rồi, mẹ loét hãy trầm lại, nằm xuống, ngang ngửa cũng vậy thôi, rồi thảnh thơi nhắm mắt. Nếu rảnh, và tình cờ tạt ngang, tôi sẽ hầu quạt, đặt một đoá hoa.

Nguồn: tienve.org





E VIỆT NAM

Để bắt đầu truyện, tôi định viết “vào một ngày đẹp trời,” nhưng lại nghĩ, đúng là ngớ ngẩn, ngày nào ở nước ta mà không đẹp trời? Khí hậu ở nước ta không nóng quá, không lạnh quá, không núi lửa, không động đất, kể cả sóng thần cũng chẳng thèm đếm xỉa đến. Nắng đẹp, gió mát, nước xanh, cá bạc, trầu cau quấn quít êm đềm, hàng dừa thì cong cong. Thế thì: vào một ngày không đến nỗi, tôi bỗng nghe tiếng lơ lớ của con ở, ru em, khi đang đứng đái giữa vườn địa đàng. Nó vừa nở vừa teo, chỉ tiếc là sún răng. Bảo đảm còn trinh. Ngày nào cũng là một ngày đẹp trời ở nước ta.
Thế thì: vào một ngày không đến nỗi, một ông già, cực kỳ già, có lẽ là người già nhất nước Việt Nam, đứng ngẫm nghĩ trước cửa kính của hãng hàng không E Việt Nam. Là một doanh nghiệp nhà nước, E Việt Nam có hơn 30 máy bay xịn, kể cả 4 chiếc Boeing 777. Ngày nào E Việt Nam cũng cất cánh ít nhất 100 lần, đi toàn quốc và khắp thế giới. Hà Nội, Huế, Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore, Hong Kong, Taipei, Tokyo, Seoul, San Francisco, Paris, Zurich, Vienna, Dubai, Sydney, Melbourne... Bao nhiêu người đi ngang ông già trước khi mở cửa, sau khi đóng cửa. Lơ đãng, hấp tấp, thỉnh thoảng họ còn quẹt vào ông già này bằng cùi chỏ hay đầu gối, nhưng ông vẫn đứng yên. Có kẻ bảo, “Có lẽ thằng già này đang hóng mát.” Mỗi lần cửa mở, một luồng gió lạnh hắt ra từ trong.
“Chắc cả đời chưa được hưởng máy lạnh bao giờ,” một người khác nói. “Bọn này không nên cho lên tỉnh! Chúng chỉ làm mất thẩm mỹ thành phố đang có đà cải tiến, văn minh, dân giàu, nước mạnh. Nhà nước nên có biện pháp cứng rắn với mấy thằng nhà quê này!”
Tôi thì không đồng ý với quan điểm trên. (Bao giờ rảnh tôi sẽ cãi lại trên talawas.) Nhà quê và thành thị tương trợ nhau. Nhà quê, xấu thì làm con ở, đẹp thì phục vụ bia ôm. Đó là chính sách nhà nước và luật thiên nhiên. Con ở nhà tôi, chẳng hạn, mười phần quê mười. Nó vừa u vừa thắt, chỉ tiếc là sún răng. Với bốn tay và sáu chân, nó lao động thoăn thoắt. Nó đi chồm hổm còn nhanh hơn tôi đi đứng. Ngày nào nó cũng thức dậy trước gà gáy. Tôi đã rình nhiều lần, chờ cơ hội, nhưng chưa bao giờ thấy nó ngủ. Nó biết tiết kiệm. Từ hồi nó về nhà tôi, đã gần nửa năm, tôi chưa thấy nó tắm một lần. Vợ tôi bảo, “Không tắm thì tốt, đỡ tốn nước.” Cả ngày nó đảo tới đảo lui như một con rối, làm một ngàn việc trừ một. Vợ tôi bảo, “Con này xuất sắc. Ông nên trói nó lại.”
Tôi bảo, “Bu mày miễn lo. Về quê thì ăn cứt!”
“Tôi chỉ sợ mấy thằng lựu đạn đéo nó ngoài đường!”
“Bà quả nhân đạo. Tình yêu rất hiếm!”
“Chỉ hiếm với đàn bà, chẳng hiếm với bọn cu ghẻ!”
“Bà hậu hiện đại nhỉ?”
“Tôi nói sự thật!”
Từ hồi đọc thơ triền miên trên internet, ngôn ngữ vợ tôi ngày càng phóng thoáng. Thỉnh thoảng mụ còn đóng góp dưới bút hiệu “Phanh Phanh.” Thơ mụ không đu dưa, không vần, không trăng, không cò, chỉ toàn những cảm xúc rối rắm mụ bới từ tiềm thức ngàn năm của dân tộc, đọc mà phát khiếp. Nhiều người mách tôi mụ đã nổi tiếng với bọn đồi trụy và tiền vệ. Có lẽ chúng chỉ ưa cái hình hở rốn, nhô lông mụ đăng trên trang tiểu sử tác giả. Hình đó mụ chụp hồi còn con gái, khi vợ chồng tôi mới quen. Đã bao nhiêu năm, nhưng giờ ngắm lại, vẫn nứng. Đúng là phép lạ của nhiếp ảnh! Ngoài đời thì sắp sửa trèo lên bàn thờ, trong hình thì vẫn mát rượi. Ôi, tuổi trẻ đi qua, tuổi già đã đến. Đó mới là thơ!
“Sự thật của bà là một sự thật méo mó, tục tĩu!”
“Thằng nào hoa liễu, thằng đó biết!”
Đang hớt móng chân cho vợ tôi, con ở bỗng ngẩng đầu lên, nhe răng sún cười, ra vẻ đồng ý. Nó đừng mở miệng thì dễ thương làm sao! Nãy giờ thuật chuyện vợ chồng, con ở, một dạng ménage à trois truyền thống, tôi quên bẽng ông già. Thời buổi này, với truyền hình, truyền thanh, quảng cáo và internet, con người khó có thể tập trung vào bất cứ gì. Xưa các cụ đọc một chữ cả đời mà đã thấy thấm thía, thậm chí dư thừa. Bây giờ nhìn đâu cũng nhan nhản chữ nghĩa, nhưng chẳng đâu ra đâu. Thà làm mọi còn hơn. À, tôi lại quên bẽng ông già, ông già, ông già. Nhìn kỹ, tôi thấy hắn y như một xác ướp. Nước ta không có tục ướp xác như Ai Cập, chỉ biết làm mắm cá, mắm tôm, đợi sình lên rồi xơi, nhưng ta cũng biết làm mắm người khi có đúng đối tượng. Chần chờ đã lâu, gần cả đời người, ông già bỗng bước thẳng đến cửa kính của hãng hàng không E Việt Nam, mạnh dạn mở ra, đi vào.
Ông đi thẳng đến quầy bán vé, rất chắc bước, không vấp, không đảo qua đảo lại. Một bước của ông bằng ba bước người khác. Tiếng dép của ông uỳnh uỵch trên mặt đất, làm thót đáy quần tất cả mọi người trong văn phòng hãng hàng không E Việt Nam. Nhìn thẳng vào mắt nhân viên bán vé, một thiếu nữ lễ độ khác thường, biết sơ sơ ba thứ tiếng, ông nói, “Ở đây có bán vé đi nước ngoài không?”
“Ông muốn đi nước nào?”
“Nước nào cũng được.”
“Ông phải nói rõ nước nào thì cháu mới bán vé được.”
“Nước nào E Việt Nam đi thì tôi đi!”
“Tụi cháu đi rất nhiều nước. Ông muốn đi đâu?”
“Nước nào sướng nhất thì tôi đi!”
“Âu châu? Á châu? Phi châu? Mỹ châu?”
“Châu nào cũng được.”
“Bắc cực? Nam cực?”
“Cực nào cũng được.”
“Ông đi du lịch?”
“Không.”
“Ông đi buôn lậu?”
“Không.”
“Ông đi công tác văn hoá?”
“Không.”
“Thế thì ông đi để làm gì?”
“Tôi chỉ muốn đi để đi. Tôi chỉ muốn đi luôn. Thế thôi.”

Nguồn: tienve.org








THƯỞ LAO ĐỘNG

Thập niên 1980 và 90, một kẻ vụng về như tôi cũng kiếm được những việc làm tay chân. Tại Philadelphia, tôi sơn nhà, lau kiếng các cửa tiệm và dọn dẹp những căn thuê và văn phòng. Ngày đầu tiên sơn nhà, tôi dựng ngược cầu thang lên tường, miễn cười nhé, nhưng không bị đuổi. Lần khác, bị bia hành, tôi phải trèo xuống cầu thang để ói năm, sáu lần, mà vẫn không bị sa thải. Chủ tôi, Joe LeBlanc chỉ cười ngất. Thậm chí hắn còn trả lương tôi nguyên ngày, rồi cho về sớm. Thuở đó dễ kiếm ăn, ai nấy rộng rãi hơn, và bo nhiều hơn tại các quán nhậu. Sau giờ làm, tụi tôi thường chui vào The Office, một ba nhảy khoả thân hạng bét, nơi mà bọn lịch sự, choàng complet, không bao giờ đến. Luật Pennsylvaniakhông cho hở nắm vú, nên mấy nàng tiên cứ phải dán, ấn hai ngôi sao nho nhỏ lên đỉnh nhũ hoa. Hạ tầng thì lúc bụm, lúc loé, loé, làm quần chúng loá, loà đôi mắt, quần quật tâm trạng và ký ức. Các em nghe đây, đây là nguồn gốc nhân loại, hỡi ai đi ngang cũng phải cúi đầu, bùi ngùi, lẩm bẩm câu gì cũng được. Xem chán, chúng tôi kéo nhau lại McGlinchey’s để nốc bia Rolling Rock và uýtki Jameson. Tại The Office, một ả da đen tủm tỉm, “Tao nghe nói bọn Tàu tụi bay có thể làm tình, à, một trăm lần liên tiếp?” Tôi không nỡ nào làm ả vỡ mộng về một niềm tin phấn khởi và dễ thương như vậy.

Ngược đời, Joe là một người Canada đã sang Mỹ để nhập ngũ và tham gia chiến tranh Việt Nam. Vừa di cư vừa diệt cộng, lại được cặp một nàng Việt lai Pháp, một công ba chuyện. Có lần hắn thấy một lính Mỹ quăng đồ hộp, thật mạnh, lên đầu con nít Việt Nam. “Việt Cộng can đảm hơn chúng tao,” Joe thú thật. Sau khi bị đạp khỏi quân đội vì lý do kỷ luật, Joe ở đại tại Mỹ, bất hợp pháp. Rời chiến trường vài ngày, hắn bắn bể một đèn đường tại OaklandCali. “Tại sao?” tôi hỏi. “Tao đéo biết. Lúc đó tao mát.” Joe mê súng ống, và thường xuyên đến Kentucky để cất một căn nhà vòm, trong một quận hoàn toàn da trắng. Hắn bảo tôi hứng thì xuống chơi, hắn sẽ cho bắn những cây tiểu liên, đủ loại, nhưng tôi chẳng dại gì tạo cơ hội để Joe lên cơn. Tặc tặc tặc tặc! Thấy tôi giữa rừng ôm cây AK-47, Joe xơi tôi luôn thì bỏ mẹ!

Như ai nấy, Joe có lúc ương ương, nhưng hắn thật tốt bụng, tôi cam đoan, bởi vì hắn rất tử tế với nhân viên, vì chịu mướn những kẻ quờ quạng hay chậm hiểu, bởi tuổi tác, bẩm sinh hay thuốc men. Mùa đông ít việc, hắn còn cho tôi vay tiền, đem đến tận nhà, luồn vô kẽ cửa và hai lần hắn còn bảo, “Khỏi!” khi tôi định trả nợ. Joe mướn một cụ, vì lão già này đói há họng. Laura ê hề ký lô, nên Joe cho sơn phết tầng một, để miễn leo thang. Joe mướn một khứa chậm đến nỗi có biệt danh là “Êm Đềm.” Với một miếng giấy nhám, Êm Đềm khều khều chẳng khác gì Marcel Marceau. Là một dạng dược sỹ, thậm chí nhà hoá học cao siêu, bí hiểm, Êm Đềm thích pha trộn nhiều chất thiên nhiên hay hoá học trong cơ thể, nên rất tiếc chết đứng, tại bồn rửa tay, khi chưa đầy 25 tuổi. Tony thì tù 13 tháng bởi buôn ma túy. Hắn và thằng em cứ mỗi tháng lên xe lửa xuống Miami, bốc hàng, nhưng tiền lai láng như Coke, chúng mua xe xì po. Khòm người, mấy ghệ toe toét, khen nước sơn láng. Chúng bể mánh khi bị cò chặn bởi một lỗi giao thông vớ vẩn. Tony chết 35 tuổi. Hắn bảo, trong tù, nhiều tên xinh xinh bị rạch lỗ đít bằng lưỡi lam, dĩ nhiên là miễn cưỡng, để thêm trơn tru khi ra vào. Chi tiết này tôi xen vào một truyện ngắn trong quyển Fake House [Nhà Ngụy].

Ai mà chịu làm chủ một đám trời đánh như vầy thì thật là đáng phục, nhưng, như tôi đã bảo, thuở đó kinh tế tốt, và ai nấy đều có việc. Tôi cũng biết Tumi, một khứa Đức lang thang, chuyên di chuyển bằng xe đò Greyhound, và có thể ngồi trên xe buýt ba ngày mỗi chuyến. Khi không lảng vảng tại Phila, hay múa cầu mưa, kiểu da đỏ, tại North Dakota, hắn thường mò đến Santa Monica, nơi hắn ngủ ngoài bãi biển. Sạch túi, Tumi chỉ cần đứng trước tiệm sơn, rồi chỉ không lâu sẽ một người thầu nào đó mướn. Mỗi ngày Tumi chỉ cần đủ tiền để ngốn một bữa bao bụng, rồi nốc bia về chiều. Tên thật của hắn là Ludwig, nhưng đổi thành Tumi vì theo đạo Hồi, tuy Tumi Hồi cỡ nào, hay kiểu nào, tôi cũng không rõ. Tuy không uyên bác gì, Tumi giáo dục tôi, “Mày biết một trái ôliu có nhiều chất đạm bằng một miếng thịt bò bistek?” Rồi, “Phải mất nhiều thời gian lắm mới tạo được một khúc xương. Lâu lắm!” Joe cũng mướn Tumi.

Này nào, Joe không làm từ thiện, mà mần ăn đàng hoàng, và chúng tôi không ù lì hay chơi ma túy trong giờ làm việc. Thậm chí còn cày tối đa, rất là vinh quang, khi không ói mửa. Joe mướn bọn tôi vì thuở ấy thiếu nhân công, nhất là cho những nghề cu li, nhưng bây giờ, bạn phải có bằng đại học chỉ để pha cà phê hay gác cổng bãi đậu xe. Với cả lô người cấu xé dành từng việc làm, sẽ đến lúc một tiến sĩ cũng phải khúm núm, nhắc nhở, “Bà có cần ăn món tráng miệng không?” Hay, “Ông có cần tăm xỉa răng không?” Mấy ả mới lấy bằng Phân Tích Thơ Kiểng Hậu Hiện Đại sẽ phải uốn, éo, ưỡn da thịt trên sân khấu, mỉm, loé, rồi hỏi, “Tao nghe nói bọn Tàu tụi bay có thể làm tình, à, một trăm lần liên tiếp?” Phải nịnh khách mới được bo xịn, đúng không?

Tuần vừa rồi, tôi tạt vào McGlinchey’s gần 12 giờ trưa. Vắng teo. Nếu bọn mạt rệp không còn tiền để nhấm nháp bia bèo vào giờ ăn trưa, kinh tế quả đang chúi đầu. “Sao không ma nào, Ronnie?” tôi hỏi cha chủ.

“Có mày!”

“À, nhưng vầy không ổn. Ai nấy đâu rồi?!”

“Bây giờ thiên hạ không uống như xưa. Vậy thôi.”

“Tại vì kinh tế!”

“Không phải, không phải. Thiên hạ chỉ không uống như xưa. Xưa, không bao giờ có ai vô ba mà không uống bia. Bây giờ thì có.”

“Vô ba mà không uống bia? Nghĩa là sao?”

“Thí dụ bốn thằng ngồi một bàn, sẽ có một hay thậm chí hai thằng không uống gì hết!”

“Thật là vô duyên!”

“Hay là thiên hạ mua bia ở tiệm, rồi đem về nhà uống, khỏi cần vô ba. Về nhà thì dễ phì phà.”

“Ronnie, mày ơi, thiên hạ hút xì ke từ hổi xửa, hồi xưa rồi, đâu phải mới đây!”

“Ừ, có lẽ mày đúng. Có lẽ kinh tế có ảnh hưởng.”

Dĩ nhiên là kinh tế rồi. Một ả bán ba cho chính Ronnie, Aila, bảo tôi dạo này tiền vô sụt một phần ba. Nhiều mặt hồi xưa lại thường xuyên, bây giờ ả chì thấy mỗi tháng cỡ một lần. Chính ả cũng phải dè sẻn, bớt ăn nhà hàng. Chẳng có gì hay ho, phấn khởi trong khi kinh kế bầy hầy.

Đối với một số chủ tiệm, sự thật quá phũ phàng, nên họ cứ bám đại vào tuyên truyền về “phục hồi kinh tế,” lải nhải trên TV và báo chí, trong khi bao nhiêu người chung quanh đã nằm dưới đáy sâu, và chính họ đang đuối sức. Tuy nhiên, là một ba bèo ngay trung tâm thành phố, McGlinchey’s có thể không những ngáp, ngáp, mà còn sống dai, thậm chí hồi xuân. Khi những ba lẫy lừng chung quanh lăn đùng, những bọn khách kha khá đó, nay cũng bắt đầu chật vật, sẽ mò vào đây. Ngồi trên những ghế cao xiêu vẹo, lòi mút, họ sẽ nhí mắt, nhe răng và hỏi, “Đặc biệt hôm nay là cái gì? Loại bia nào rẻ nhất?”

Lần đầu tiên vào McGlinchey’s, năm 1982, tôi 18 tuổi. Lúc ấy, một panh Rolling Rock chỉ 80 xu, nay $2.65. Lạm phát là một thuế ngầm, bởi bọn cai trị in tiền bừa bãi. Trên tường, đồng hồ không rõ số, để dân quên thời giờ, thong thả uống bia từ trưa đến chiều, đến 2 giờ khuya, lúc bị đuổi ra ngoài đường, tủi buồn, ngơ ngác, lâng lâng hay giận giữ. Trên tường, xưa chỉ một TV, nay bốn cái, chiếu thể thao liên miên. Vì bị chia trí, thiên hạ khó tập trung vào việc xã hội hay chính trị, khó bàn cãi với nhau. Trong các ba Mỹ, hay thậm chí bất cứ đâu, kể cả Việt Nam, nhạc thường inh ỏi. Trước thời tân tiến, nhạc được xướng lên khi ta vui, ta buồn, nay nhạc bị áp dụng để lấp tư duy. Nhạc thâu đã biến thành một công cụ ngu dân. Một lần tại Brighton, Anh Quốc, tôi mò vào một ba tuyệt đối không chơi nhạc, nên rất dễ nói chuyện, ngẫm nghĩ hay quan sát. Quả là thiên đàng!

Ba Mỹ thường hiếm khách Á Châu. Khoảng 1990, tôi gặp một người Việt tại McGlinchey’s. Bùi sống tại Camden, một thành phố tồi bại và nguy hiểm nhất nhì Hoa Kỳ, như Detroit vậy, tuy nhỏ hơn. Bùi làm lò thịt gà, và mỗi tháng, hắn mò sang Phila để chơi đĩ trong phố Tàu. Cựu chiến binh Cộng Hoà, Bùi bị tù sau 75, bị Việt Cộng đánh không còn răng cửa. Viết về Bùi, tôi đăng một truyện ngắn đầu tiên, “555,” và một chi tiết khác về Bùi, tôi cũng xen vào tiểu thuyết Love Like Hate [Yêu Như Ghét hay Yêu Thích Ghét, vì “like” có hai nghĩa]. Tôi giới thiệu Bùi với thằng bạn Joe Banford. Mới qua Mỹ bảy tháng, tiếng Anh Bùi kém, nên không trò chuyện được, nhưng hắn có bảo Joe, “If someone bother you, I will shot him!” Shoot là bắn, shot là đã bắn, nên I will shot him có nghĩa là Tao sẽ đã bắn nó!

Đúng là cuộc đời. Nhiều thứ muốn bắn thì đã chậm rồi, còn nhiều thứ đáng bắn, thì bắn không được. Nhiều khi chưa kịp bắn, thì đã bị bắn rồi.

Nguồn: tienve.org








30 THÁNG TƯ CỦA LÝ KÝ KIỆT

Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi rưỡi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Cục cưng của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Khứa này hành nghề trừ ma túy, là một điệp viên 007 thứ thiệt, sau này lãnh lương FBI. Trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi, hắn cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Bảo đảm hắn cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Nhịp nhàng, sâu sắc, biết trò chuyện vớ vẩn, ân cần sau khi bãi trận. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng trầm trồ mẹ tôi mướt, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với tấm chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”

Trên nguyên tắc, cha tôi làm luật sư, nhưng tôi chỉ thấy ông chơi mạt chược cả ngày trên gác có máy lạnh. Ngà thì quá mắc, nhựa thì bèo, những phiến mạt chược bằng xương trâu lạch cạch liên miên trên mặt bàn nỉ màu xanh lá cây. Ông chơi với người Hoa vì rất mến người Hoa. “Người Trung Hoa rất giỏi,” ông nói. “Họ như cỏ, đâu cũng có.” Ông bắt tôi và em tôi, 5 tuổi, học tiếng Hoa, Anh và Pháp.

Chén đáo nị hằng cáo xinh.

Hao a dua?

Mẹc xi bố cua.

Riêng ông thì không bập bẹ được tiếng nào. “Bố đã 43 tuổi,” ông giải thích. “Óc bố không còn là giấy trắng, nên không viết chữ lên được.” Khi chán chơi mạt chược, ông lái Volkswagen xuống câu lạc bộ để đánh tennít. Da ông ngâm đen vì quần quật mải mê rượt banh lông vàng dưới ánh nắng gắt của mặt trời nhiệt đới. Tôi và em tôi còn học piano, nhưng chỉ biết gõ lung tung, không ra giai điệu. Săn nhạc, những ngón tay của tôi luôn vấp vào nhau. Lúc đó tôi chỉ thích vẽ những sơ đồ tương đối chính xác về cơ thể nam nữ. Những thứ chưa thấy rõ, khó mà hoạ ra hồn. Đứng trên bao lơn lầu 3 ngó qua chợ, cha tôi thốt, “Chẳng lẽ Mỹ bỏ Việt Nam?!”

Ở Sài Gòn lúc đó, chẳng còn bao nhiêu Mỹ. Nam Hàn cũng biến hết rồi. Bao nhiêu bar phải đóng cửa. Rảnh rỗi, nhiều em út viếng chùa, cầu may, thử sáng tác hồi ký. Lớn lên, tôi đã không chứng kiến chiến tranh, chỉ những phụ tùng của chiến tranh: xe tăng, xe jeep, phản lực và trực thăng. Tôi thường xuyên nghe chuỗi âm thanh nhịp nhàng, hổn hển phẹt-phẹt-phẹt-phẹt của cánh trực thăng xoay trên đỉnh đầu. Trước 1975, chiến tranh chỉ đến Sài Gòn vào Tết Mậu Thân, nhưng kỷ niệm duy nhất của tôi về biến cố này chỉ là những hình ảnh trên TV về những nạn nhân chôn sống được đào lên ở Huế.

Chiến tranh đến với tôi qua TV, radio và báo chí. Cứ mở báo ra thì thấy xác Việt Cộng nằm ngổn ngang. Cứ vặn radio lên thì được nghe tin tức rao là phe ta đang thắng. Trong thời chiến, những rạp xinê Sài Gòn còn chiếu những phim của Mỹ về Đệ Nhị Thế Chiến. Dân Sài Gòn có thể ngồi trong phòng lạnh để thưởng thức những dàn cảnh công phu, tốn kém, nhiều tài tử, về chiến tranh. Nào là máy bay oanh tạc, bom nổ, khói mịt mù. Nào là nhà cháy, phố tan, cầu sập. Nào là cả trăm xác người nằm ngổn ngang, cụt tay, cụt chân, bê bết máu. Trên màn ảnh rộng, dân Sài Gòn có thể tham quan chiến tranh dỏm, trong khi chỉ cách cửa rạp khoảng 50 cây số, chiến tranh thật đang xảy ra.

Ở Sài Gòn khó thấy được Việt Cộng. Chỉ một lần, tại Phú Lâm, tôi thấy bốn thanh niên bị bịt mắt, đứng trên một xe cam nhông nhà binh. Có lẽ họ là Việt Cộng. Thật sự thì Việt Cộng chỉ là một tin đồn, một huyền thoại, là những ông kẹ ta doạ con nít, là một ác mộng. Ai không ăn ảnh thì ta đùa là Việt Cộng. “Hình căn cước mày xấu đau. Nhìn mày như Việt Cộng!” Chỉ sau 30 tháng 4, dân Sài Gòn mới biết là tại thủ đô cũng có khá nhiều Việt Cộng. Không đáng khiếp bằng Việt Cộng, nhưng cũng đáng mỉa mai, là bọn nhà quê, là những chú mười, thím mười, dân ngu cu đen, lồn phèn từ hóc bò tó, kẹt bò tò, chắt cà đao. “Mày thật là nhà quê, chẳng mô đen tí nào.” Người Sài Gòn, người Việt Nam nói chung, vừa luyến tiếc vừa cải lương hoá đồng quê, vừa muốn hủy diệt nó. Người Sài Gòn cũng khi rẻ người lính. Chỉ ai không đút lót mới phải diện quân phục. Thà giả gái, chặt đứt ngón tay kéo còi chứ ai lại đi lính?

“Tam vô của Cộng Sản,” cha tôi giảng, “là vô gia đình! vô tổ quốc! vô tôn giáo!” Thỉnh thoảng ông dẫn tôi đi xem đá banh ở Sân Cộng Hoà. Sân nhỏ, người đông, mỗi lần đi xem đá banh là phải chen lấn đến nghẹt thở, mất cả dép. Đi xem phim Lý Tiểu Long cũng vậy. Lý Tiểu Long người nhỏ, tài cao, chỉ tiếc là chết sớm. Tôi cũng hâm mộ Hiệp Sĩ Mù với cái gươm cụt như chiếc dao phay. Đầu năm 1975, tôi đọc trên báo về một hoàng đế Phi Châu, Jean-Bédel Bokassa, trở về Sài Gòn tìm con. Đi lính Pháp thời thực dân, ông lấy vợ Việt nhưng bỏ bà này khi hồi hương. Phát hiện ra con mình đang làm công ở nhà máy xi măng Hà Tiên, Bokassa lãnh cô ấy về nước Cộng Hoà Trung Phi. Mãi sau này tôi mới biết Bokassa nổi tiếng độc tài, tàn ác, thậm chí bị tố cáo ăn thịt người. Nhưng cũng nhờ Bokassa, cô con gái mới có cơ hội chuồn khỏi Việt Nam trước ngày “giải phóng.”

Cha tôi dàn xếp cho tôi, em tôi và cô thư ký sơ tán theo một hộ người Hoa có con làm cho Mỹ. Vì tiếc của, họ không muốn di tản cả gia đình, nên bán cho cha tôi 3 chỗ. Tên giả của tôi là Lý Ký Kiệt. Em tôi là Lý Ký Vinh. Tên giả của cô thư ký thì tôi không nhớ nhưng tên thiệt của cô là Diệp Thể Hà. Cha tôi mướn cô đi theo để lo cho hai anh em tôi. Cô này 22 tuổi, người Hoa, tính rất cộc cằn, có khuôn mặt bầu bĩnh như cái bánh bao, lác đác mụt ruồi thịt. Sau này, chị Hà trở thành mẹ ghẻ tôi. Lúc đó Huế, Đà Nẵng và Đà Lạt đã vào tay Bắc Việt. Gia đình tôi cũng Bắc Kỳ, nhưng là Bắc Kỳ 54, người công giáo, quê Bùi Chu.

Ở miền Nam, nhiều dân Bùi Chu sống ở Tân Mai, gần Biên Hoà. Chú Bảo, em cha tôi, làm quân y trong Thủy Quân Lục Chiến, chết năm 1972, chôn ở Tân Mai. Chú Bảo đẹp trai nhất trong gia đình tôi, cả nội lẫn ngoại. Chú chết độc thân. Đi đám ma chú Bảo, tôi thấy một ông lính xăm trên cánh tay ngâm đen hai chữ “Sát Cộng,” rất là ấn tượng. Gần như lần nào lên Tân Mai, tôi cũng được ăn thịt chó và tiết canh. Khác với black pudding của bọn Tây, khô khan và vô thưởng, vô phạt, tiết canh ta uyển chuyển, đưỡm máu, một món quà của tổ tiên từ thời ăn lông, ở lỗ. Cho đến 9 tuổi, tôi rất sùng đạo. Tôi rất sợ xuống hoả ngục và muốn trở thành linh mục. Tôi cũng muốn đi lính. Nhưng dần dần tôi chán đi nhà thờ. Mỗi lần vào nhà thờ, tôi chỉ muốn về nhà.

Lúc đó ông nội tôi sống ở Thị Nghè. Cửa sau của nhà ông đi thẳng vào sở thú, khỏi cần mua vé. Tuổi thơ của tôi không có gì vui bằng những giờ lang thang trong sở thú. Tôi nhớ mãi một con khỉ mặt xanh, đít đỏ. Lông hắn hơi dơ nhưng bộ mặt thì rất trầm tư, trí thức, mang máng Jean-Paul Sartre sau những thanh sắt. Tôi cũng thích vào viện bảo tàng để xem tượng và trống đồng. Ông nội gầy gòm, cao ráo. Ông không biết tôi sắp chạy. Đặt tôi lên đùi, ông nói: “Ai đi thì đi, con ở đây với ông.”

Ngày 8 tháng 4, Nguyễn Thành Trung thả bom vào Dinh Độc Lập. Một quả trúng sân thượng, một quả vào vườn. Có mặt ở Quận 1, tôi thấy mọi người xôn xao. Vì tình trạng an ninh, tôi phải nghỉ học lớp judo buổi tối ở trường Lasan Taberd. Lúc đó tôi đai cam. Tôi mê tất cả các môn võ và đánh lộn, nói chung. Tôi đặc biệt thích tập dượt với con gái để được quật, rồi đè vài giây lên những cơ thể mềm dịu, vẫn còn phẳng phiu. Tôi cũng mơ được tắm với con gái nhưng chưa có cơ hội. Ngồi trong lớp, tôi cứ thơ thẩn vẽ những sơ đồ tương đối chính xác về cơ thể nam nữ. Ngày 21 tháng 4, ông Thiệu lên TV để chửi Mỹ trước khi từ chức. Trên TV đen trắng, tôi thấy ông Thiệu gạt nước mắt.

Trước khi đi, cha tôi đưa tôi 2.000 Mỹ Kim. Ông nói: “2.000 đồng này sẽ xài được một năm.” Thật sự thì 2.000 đô, lúc đó, chỉ có thể nuôi 3 người trong vòng 3 tháng là cùng. Tiền Mỹ, tôi nhận xét, ít màu hơn tiền Việt Nam Cộng Hoà, nhưng dài và cứng hơn. Bà tôi khâu lượng tiền này vào lưng quần xà lỏn màu xanh của tôi, vải ni lông, rất hầm háng. Bà nói: “Làm gì thì làm, đừng cởi quần này ra.” Hồi xưa, có lẽ thời tiền sử, một con kiến bò vào tai bà nội tôi. Ngứa quá, bà dùng que để khều. Vì vậy, bà điếc một tai. Mỗi ngày, bà nội đi nhà thờ 2 lần. Sáng nào bà cũng là người đầu tiên đứng trước cổng nhà thờ, chờ cha mở cửa. Ở nhà, bà vò chuỗi hạt, đọc kinh liên miên. Trỏ hình Giê-Su trên tường, một khứa mặt lợt lạt, tóc quăn để dài kiểu híp pi, với một bộ râu quai hàm rất khí phách, chẳng thua Quan Công gì mấy, mắt bà rực lên, “Chúa đẹp lắm.”

Trước khi lên máy bay, tôi ngủ ở căn cứ Mỹ 4 ngày. Lúc đó Sài Gòn đã rất xa vời. Chiều 27 tháng 4, chỉ vài tiếng trước khi Việt Cộng pháo kích, hủy phi đạo Tân Sơn Nhất, tôi theo đàn người chui vào đít một chiếc C-130 để bay qua Guam. Trước đó, tôi đã bay một lần, lúc 6 tuổi, để lên Đà Lạt. Là một phi cơ chở hàng, chiếc C-130 rất to, bít bùng, chỉ một cửa sổ, không ghế. Mọi người la liệt trên sàn. Ngồi bên cạnh chị Hà, tôi dòm một thằng con nít ăn mì gói sống. Khi máy bay đáp, trời đã tối mù. Chẳng biết gì về Guam, mọi người chỉ biết đây không còn là lãnh thổ của Việt Nam. Tới đây rồi đi đâu, làm gì, cũng không ai biết. Lúc đó tôi không nghĩ đến cha tôi, Sài Gòn hay Việt Nam. Tôi chỉ thấy phấn khởi vì lần đầu tiên trên đời tôi được đi xa.

Nguồn: tienve.org








"!"

Báo Công Nhân ngày 10 tháng 10 năm 2000 đăng bản tin đáng chú ý về một bác sĩ giả. Một ả Ngô Thị Nghê nào đó thực hành y khoa suốt mười năm với mảnh bằng mà ả đoạt được, người ta đoán, bằng việc sát hại chính khổ chủ mảnh bằng đó. Ả có đầy đủ thiết bị y khoa, bộ áo choàng trắng, ống nghe, bô ỉa, ống chích, một đống thuốc, nhưng tuyệt đối không có kiến thức y khoa trường học. Thậm chí ả chưa học hết lớp 8. Tuy vậy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong của ả, so với những bác sĩ khác, không cao hơn, và ả còn được bào chữa bằng chính vài bệnh nhân, sau khi chuyện bị phanh phui, về việc cứu mạng họ. “Vị bác sĩ nhân ái”, một ông già nói.
Có quá nhiều lừa bịp thời nay đến nỗi chuyện giả mạo trên chẳng gây chú ý đặc biệt. Ngày nào cũng có tường thuật chuyện luật sư giả, kiến trúc sư giả, giáo sư giả, và những nhà chính trị giả làm ăn không giấy phép. Đáng chú ý nhất gần đây, tuy vậy, là trường hợp Hồ Mười, người bị buộc tội giáo viên Anh ngữ dỏm. Sau khi tổng hợp kỹ lưỡng nhiều nguồn báo chí, tôi xin xếp đặt lại câu chuyện như sau:
Hồ Mười sinh năm 1952 ở làng Kỳ Ðổng. Gia đình hắn sống bằng nghề làm pháo cho đến khi pháo bị cấm vì chiến tranh. Chẳng bao lâu sau đó, bố hắn nghiện rượu bỏ nhà ra đi. Mặc dù lúc đó chỉ sáu tuổi, Hồ Mười đủ trí khôn để thề sẽ không bao giờ nhắc đến tên bố. Mẹ hắn nuôi năm đứa con bằng nghề gánh nước và gánh phân bắc ban đêm, một nghề cực nhọc gãy lưng đã làm bà ta lùn mất vài phân. Thỉnh thoảng bà làm bánh khúc bán trong những ngày hội.
Làng Kỳ Ðổng nổi tiếng vì hội mồng Năm tháng Giêng, tưởng niệm một vị tướng truyền thuyết của một vị vua thần thoại chống lại một kẻ thù có thực cách đây hai ngàn năm. Ngày hội bao gồm trò bắt vịt, con trai đấu vật, con gái thi làm bánh khúc, và cho đến khi bị cấm bởi chiến tranh, một cuộc rước pháo.
Những người từng chứng kiến rước pháo mô tả quang cảnh con trai, con gái, và những tên bóng múa may những hình nộm thú vật và bộ phận sinh dục cắm trên ngọn tre, giữa đám khói và tiếng nổ đinh tai của hàng triệu quả pháo.
Nhưng niềm vui hội hè chỉ đến mỗi năm một lần. Thời gian còn lại, người ta phải đương đầu với buồn chán và lo lắng đời thường. Hầu hết thanh niên bị động viên vào bộ đội, gởi đi xa và chẳng bao giờ trở về. Nhưng chiến tranh chưa bao giờ trực tiếp đến làng Kỳ Ðổng.
Khi Hồ Mười lên mười, mẹ cho hắn đến trường. Hắn rất chậm nên phải mất một năm mới học xong bảng chữ cái. Hắn chẳng bao giờ làm được toán cộng trừ. Tệ nhất là môn địa lý. Chẳng thể nào thuyết phục nổi hắn rằng có hàng trăm quốc gia trên thế giới, mỗi nước với một ngôn ngữ khác nhau. Mỗi từ trong vốn ngôn ngữ của hắn là chân lý, đến nỗi hắn nghĩ sẽ phạm tội ác chống lại tự nhiên nếu gọi bò hay chim bằng tên gì khác.
Thầy giáo của Hồ Mười là nhân vật rất phức tạp gốc Hà Nội. Người duy nhất trong vòng bán kính năm mươi dặm từng đọc báo hoặc sở hữu một cuốn sách. Người thậm chí tự coi mình là nhà thơ lúc nhàn rỗi. Y không lấy làm phiền chuyện phải dạy dỗ lũ ngốc trong làng, vì chính việc này đã tránh cho y bom mìn mà những người cùng trang lứa phải đương đầu. Buổi tối y thường đọc tiểu thuyết Nga trong căn phòng tù mù. Y thấp lùn, gầy gò, và có thói quen nhắm nghiền mắt, mỏ chu ra mỗi khi tập trung tư tưởng. Cũng lạ là y chẳng hấp dẫn nổi bất cứ cô gái nào trong cái làng hầu như vắng hẳn thanh niên này.
Mỗi khi bực mình đám học trò, tay thầy giáo thường phát ra một tiếng kêu “!” mà chẳng ai hiểu ý nghĩa hay thứ tiếng gì, nên nó luôn bị bỏ qua như cái nhảy mũi hay hắng giọng.
Lúc mười hai tuổi, chuyện sau đây xảy ra đã thay đổi đường hướng cuộc đời Hồ Mươi. Hắn đang trên đường từ trường về nhà thì trông thấy đám đông vây quanh ba người đàn ông cao hơn người bình thường ít nhất hai cái đầu. Những người đàn ông nước ngoài da hồng hào, gần như đỏ, tóc màu cam sáng hoặc vàng trắng. Họ thân thiện đến độ cho phép mọi người kéo những chùm lông rậm rạp trên cánh tay. “Thật là những sinh vật tuyệt vời”, Hồ Mười nghĩ trong khi nhìn chăm chăm. Một trong những người đàn ông thấy Hồ Mười và bắt đầu nói gì đó. Những tiếng nói nhanh, gần như nguyền rủa, nhưng ông ta mỉm cười trong khi nói. Mọi con mắt đổ dồn vào Hồ Mười. Vài người bắt đầu phá lên cười và hắn cũng muốn cười nhưng không được. Bỗng nhiên hắn đỏ mặt và cảm thấy căm ghét những người nước ngoài. Nếu có súng hắn đã bắn bọn này. Không nghĩ ngợi gì, hắn phun ra tiếng “!” rồi bỏ chạy.
Về đến nhà tim Hồ Mười vẫn đập mạnh. Cảm giác khích động của việc phát ra từ kỳ diệu đó, một từ mà hắn không biết nghĩa, tràn ngập tâm hồn. Hắn nhớ lại cái nhìn kinh ngạc trên khuôn mặt người đàn ông khi từ ấy thoát khỏi miệng hắn. Hắn lập lại “!” vài lần và mỗi lần đều cảm thấy sức mạnh của nó.
Nhiều năm sau Hồ Mười vẫn nghĩ về vụ nàỵ Hắn nhớ đã bị chọc giận bởi một tràng tiếng nước ngoài, rồi hắn dùng một từ nước ngoài để trả đũa. Trong đầu hắn, tiếng nước ngoài đồng nghĩa với quyền lực khủng khiếp. Hắn không bao giờ suy ra rằng chính ngôn ngữ của hắn cũng là một ngoại ngữ đối với người ngoại quốc.
Chuyện xảy ra biến Hồ Mười thành nhân vật tiếng tăm. Người trong làng kể lại một cách hãnh diện chuyện một người trong bọn họ, một đứa trẻ mười hai tuổi, đã “dám đương đầu với người nước ngoài”, mắng thẳng vào mặt tên đó bằng ngôn ngữ của hắn. Nhiều người ngạc nhiên vì óc thông minh của đứa trẻ biết ngoại ngữ. Họ thậm chí đề nghị tay thầy giáo dậy cho “thần đồng” toàn bộ từ nước ngoài trong những cuốn tiểu thuyết Nga của y.
Người thầy giáo chẳng bao giờ có thời gian làm điều này. Y bị động viên vào bộ đội chẳng bao lâu sau đó, đi Nam, rồi không bao giờ còn được nghe nói đến. Về phần Hồ Mười, hắn đã đi đến sự tự tin rằng, nếu có cơ hội, hắn có thể học nhanh chóng bất cứ ngoại ngữ nào. Một cơ hội như vậy đã đến với Hồ Mười sau khi chính hắn bị động viên vào bộ đội.
Tiểu đoàn của hắn đóng quân ở cao nguyên Trung phần, dọc dãy Trường Sơn, bảo vệ đường tiếp vận. Họ ít khi chạm mặt kẻ thù, nhưng nếu có đụng trận, bao giờ Hồ Mười cũng lẩn trốn thảm hại. Hắn thường co rúm lại và phải bị đá đít để xung trận, đúng theo nghĩa đen. Nhưng điều mà các đồng chí của hắn cho là hèn nhát thật ra không phải là sự sợ hãi đau đớn thể xác, mà là nỗi kinh hoàng rằng hắn sẽ không có cơ hội hoàn tất thiên mệnh đời mình.
Chiến tranh bỉ ổi, Hồ Mười nghĩ, không phải vì cướp đi cả ngàn sinh mạng mỗi ngày, già, trẻ, những trẻ chưa kịp ra đời, nhưng vì chiến tranh có thể kết liễu những kẻ sinh ra với thiên mệnh như hắn. Mặt khác hắn hiểu rằng chiến tranh đem lại bài học cho kẻ sống sót. Chiến tranh là trường đại học của người lao động. Nhận thức như vậy, hắn cảm thấy gần như biết ơn.
Hồ Mười mê tín (hay cảm hứng) rằng nếu chiến tranh tiêu hủy một cuốn sách khỏi mặt đất, đó sẽ là mất mát còn lớn hơn việc phí phạm hàng ngàn nhân mạng. Giá trị của một xã hội được đo bằng số lượng sách mà xã hội đó sản xuất. Một niềm tin như vậy, từ người chưa bao giờ đọc sách. Hồ Mười đã trông thấy quá ít sách, hắn không phân biệt được cuốn này với cuốn kia; chúng đều bình đẳng như nhau trong đầu hắn. Hắn không ngờ chiến tranh lại là động lực chủ yếu của sách. Chiến tranh là trường đại học của kẻ sĩ.
Vào khoảng năm 1970 hay 1971, sau cuộc đụng độ ngắn ngủi, đơn vị hắn bắt được một lính Mỹ và giữ tên này khoảng ba mươi ngày. Tên tù binh bị giải đi cùng với tiểu đoàn của Hồ Mười cho đến khi ngã bệnh rồi chết (tên này không bị thương nặng). Tên tù binh được cung cấp cùng khẩu phần tục phàm như người khác nhưng thức ăn không hạp với y. Một lần họ còn cho y thêm thịt đười ươi đỏ, nghĩ rằng món này sẽ giúp y hồi phục.
Lúc người tù binh rơi vào cơn mê sảng, mặt y tái nhợt nhưng mắt long lên. Y lảm nhảm hàng giờ liền. Chẳng ai chú ý đến y ngoài Hồ Mười. Trong cuốn sổ tay nhỏ xíu hắn cố ghi lại càng nhiều càng tốt tất cả những lảm nhảm của tên tù binh. Những ghi chú ký âm này trở thành tài liệu học Anh ngữ của Hồ Mười sau chiến tranh. Tôi đã nhìn thấy những trang sổ tay, đầy dẫy những câu chạy suốt góc này đến góc kia. Ðây là một câu tiêu biểu: “hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home”.
Cuốn sổ tay cũng đầy những phác họa chân dung người Mỹ. Mỗi chân dung được dùng như minh họa cho ý nghĩa những từ chi chít xung quanh. Nhưng tài nghệ họa sĩ của Hồ Mười quá tồi nên những khuôn mặt phác họa bao giờ cũng như nhau, khuôn mặt một người đàn ông trẻ, không tính cách, đã hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài.
Hồ Mười hy vọng đơn vị sẽ bắt thêm ít nhất một lính Mỹ nữa để hắn tiếp tục bài học Anh ngữ, nhưng tiếc thay, tên này đã không hiện hữu.
Mặc dù toàn bộ vốn liếng Anh ngữ chỉ gói gọn trong cuốn sổ tay, Hồ Mười vẫn không nản chí. Người tù binh Mỹ chắc chắn phải dùng tất cả từ ngữ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của y, hắn lý lẽ, trong những đêm mê sảng. Còn những từ nào chưa biết thì sẽ được diễn dịch ra từ những từ đã biết.
Từ ngữ cũng như những con số, hắn suy diễn, một hệ thống khép kín với hệ số nhỏ những quy luật tổng quát. Và những từ dàn trải trên giấy cũng giống một bức tranh buồn chán, đơn điệu. Nếu sớm muộn người ta cũng có thể hiểu được nguyên tắc bố cục bức tranh kỳ quặc nhất, tại sao không thể làm điều tương tự với từ ngữ?
Khởi đầu mọi sự có vẻ hỗn loạn, nhưng chẳng có gì hỗn loạn cả. Người ta có thể đọc được mọi điều: những con kiến bò trên mặt đất, mụn trứng cá trên mặt, cây trong rừng. Mọi bề mặt đều có thể được giải mã. Toàn bộ thế giới, nhìn từ máy bay, chỉ là một bề mặt cong oằn.
Người ta có thể tưởng mình đang vẽ tranh trừu tượng, nhưng chẳng có tranh trừu tượng nào, chỉ có những hình thể được (hay bị) trừu tượng hoá. Mỗi mặt phẳng nằm ngang là một phong cảnh bởi vì chúng biểu lộ chân trời. Mỗi màu sắc đều có những liên hệ chung và riêng. Màu đỏ có thể gợi kinh hoàng trong nền văn hóa này, hay hứng khởi trong nền văn hóa khác, nhưng màu đỏ vẫn là màu đỏ, vẫn là máu. Màu xanh lục luôn gợi đến hình ảnh cây lá và áo dài xanh xinh đẹp.
Hồ Mười cũng tin rằng tất cả những gì chế tạo bởi con người đều có thể được sao chép: chiếc ghế, khẩu súng, một ngôn ngữ, với điều kiện người ta có vật liệu, như hắn có vật liệu là cuốn sổ tay với các ghi chú ký âm. Nếu người ta có thể tháo ra rồi lắp lại các bộ phận chiếc đồng hồ thì người ta cũng có khả năng chiên xào các ký tự âm thanh thành món mới, và như vậy rốt cuộc sẽ tạo nên không chỉ ngôn ngữ, mà cả nền văn chương.
Vào thời điểm bị bắt, Hồ Muời đang dạy Anh văn vài trăm học sinh từ vỡ lòng đến trung, cao cấp, mỗi tuần ba đêm. Suốt hai mươi lăm năm, hắn đã truyền thụ cho học sinh hàng triệu từ vựng. Hắn kiên nhẫn giải thích sự rối rắm và không đồng nhất nội tại của văn phạm tiếng Anh. Hắn thậm chí đưa thơ và truyện ngắn bằng tiếng Anh (viết bởi chính hắn và các học sinh lớp cao cấp) cho học trò đọc. Tuy vậy, lúc bị thẩm vấn tại đồn công an, vị giáo sư Anh văn của chúng ta cho thấy y thiếu ngay cả những kiến thức căn bản nhất về ngôn ngữ này. Hắn không biết động từ “to be” hay “to do”. Không biết rằng động từ Anh ngữ có thì quá khứ. Hắn chưa bao giờ nghe tên Shakespeare và không biết rằng dân Úc và dân Anh cùng nói tiếng Anh.
Trong thứ tiếng Anh chế tạo bởi Hồ Mười, không phải chỉ có năm mà đến hai mươi bốn nguyên âm. Các sắc thái phát âm mới này buộc học sinh phải luyện tập lỗ tai thẩm âm của một nhạc sĩ xuất sắc nhất. Có vô số từ cho “đau đớn” và “tre” nhưng không có từ tương đương cho “phó-mát”. Mọi tính từ có thể được dùng như động từ. “Tao sẽ nóng mày” chẳng hạn, hay “Ðừng đỏ tao”. Có hàng đống đại từ nhân xưng, mỗi từ dùng chính xác cho từng quan hệ giữa người nói và người nghe, mà ngay cả những học sinh thông minh nhất cũng không thể nắm vững hết.
Hoàn toàn ngẫu nhiên, vài từ trong thứ tiếng Anh chế tạo bởi Hồ Mười trùng hợp y chang tiếng Anh thật. Trong hệ thống của hắn, mèo cũng được gọi là mèo; xe máy kéo cũng là xe máy kéo; một bông hồng, có lẽ không tránh khỏi, cũng là một bông hồng.
Một vài sáng chế khá kỳ lạ của hắn bao gồm từ “cái mền” để biểu nghĩa người chồng; “cái chậu” để biểu nghĩa người vợ; “cây kim dùi“: đứa con trai; “vòi nước rỉ“: đứa con gái.
Sự mê muội của Hồ Mười tuyệt đối đến độ, sau khi bị tuyên án hai mươi lăm năm tù vì tội “lừa bịp nhân dân”, hắn đã yêu cầu được phép mang vào tù bộ từ điển Anh ngữ và từ điển từ lóng Anh, hai bộ sách do chính hắn biên soạn, “để tiếp tục cuộc đời học tập”.
Nghe đồn các cựu học trò của hắn tụ tập tiếp tục học tiếng Anh. Bị công an theo dõi, bọn họ phải nhóm học ban đêm trong các hầm ngầm dưới đất, thắp đèn dầu. Những âm tiết kỳ lạ này, được mang đi bởi cơn gió thất thường, quét qua khắp đồng quê.
Nhưng sao họ vẫn tiếp tục? Người ta có thể hỏi. Họ không biết đang học một thứ ngôn ngữ sai lạc sao?
Là một ngôn ngữ toàn cầu, trong thời điểm hiện tại, đối với các học sinh này, tiếng Anh đại diện cho thế giới. Họ cũng biết Việt Nam, trong thời điểm này, không nằm trong thế giới. Bám víu vào thứ tiếng Anh giả mạo cũng là cách khẳng quyết một thực tại khác.
Một thứ tiếng Anh dỏm còn tốt hơn không có tiếng Anh nào, thậm chí tốt hơn tiếng Anh thật, vì nó chẳng liên hệ thực tại Anh hay Mỹ nào.
Hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home.
Phan Nhiên Hạo chuyển ngữ
Nguồn: damau.org








"!"

In The Workers newspaper of October 10, 2000, there was a curious item about a fake doctor. A certain Ngo Thi Nghe had been practicing medicine for over ten years on a false degree, which she procured, it is speculated, by killing its original owner. She had all the accoutrements of medicine, a white suit, a thermometer, a bedpan, a syringe, many bottles of pills, but no formal knowledge of medicine. In fact, she had never gotten out of the eighth grade. The mortality rate of her patients, however, was no higher than usual, and she was even defended by some of her clients, after all the facts had come out, for saving their lives. “A most compassionate doctor,” said one elderly gentleman.
There are so many scams nowadays that this case drew no special attention. Every day there are news reports of fake lawyers, fake architects, fake professors, and fake politicians doing business without the proper license or training. A most curious case in recent memory, however, is that of Ho Muoi, who was accused of being a fake English teacher. From perusing innumerable newspaper accounts, I was able to piece together the following:
Ho Muoi was born in 1952 in Ky Dong village. His family made firecrackers until they were banned because of the war. Thereafter the father became an alcoholic and left the family. Although Ho Muoi was only six at the time, he knew enough to swear that he would never mention or even think of his father’s name again. His mother supported the children, all five of them, by carrying water and night soil for hire, a backbreaking labor that made her shorter by several inches. She also made meat dumplings that she sold on special occasions.
Ky Dong Village is known for a festival, held every January 5th, in honor of a legendary general of a mythical king who fought against a real enemy two or three thousand years ago. The festival features a duck-catching demonstration, a wrestling tournament for the boys, a meat dumpling making contest for the girls, and, until it was banned because of the war, a procession of firecrackers.
Those who’ve witnessed this procession of firecrackers describe a scene where boys and girls and gay men jiggle papier-mâché animals and genitals strung from bamboo sticks amid the smoke and din of a million firecrackers.
But the excitement from the festival only came once a year. For the rest of the time, the villagers were preoccupied with the tedium and anxieties of daily life. Most of the young men were drafted into the army, sent away and never came back, but the war never came directly to Ky Dong Village.
When Ho Muoi was ten, his mother enrolled him in school for the first time. He was slow and it took him a year to learn the alphabet. He could never figure out how to add or subtract. His worst subject, however, was geography. It was inconceivable to him that there are hundreds of countries in the world, each with a different spoken language. Every single word of his own language felt so inevitable that he thought it would be a crime against nature to call a cow or a bird anything different.
Ho Muoi could not even conceive of two countries sharing this same earth. “Countries” in the plural sounds like either a tautology or an oxymoron. “Country,” “earth” and “universe” were all synonymous in his mind.
Ho Muoi’s teacher was a very sophisticated young man from Hanoi. He was the only one within a fifty-mile radius who had ever read a newspaper or who owned even a single book. He even fancied himself a poet in his spare time. He did not mind teaching a bunch of village idiots, however, because it spared him from the bombs and landmines that were the fate of his contemporaries. In the evening he could be found in his dark room reading a Russian novel. The teacher was short and scrawny and had a habit of shutting his eyes tight and sticking his lips out when concentrating. Still, it was odd that he managed to attract no women in a village almost entirely emptied of its young men.
Whenever this teacher was exasperated with his charge he would shout “!” but no one knew what the word meant or what language it was in so it was dismissed as a sort of a sneeze or a clearing of the throat.
At twelve, something happened to Ho Muoi that would change his whole outlook on life. He was walking home from school when he saw a crowd gathering around three men who were at least two heads taller than the average person. The men had a pink, almost red complexion and their hair varied from a bright orange to a whitish yellow. They were not unfriendly and allowed people to tug at the abundant hair growing on their arms. “Wonderful creatures,” Ho Muoi thought as he stared at them, transfixed. One of the men noticed Ho Muoi and started to say something. The words were rapid, like curses, but the man was smiling as he was saying them. All eyes turned to look at Ho Muoi. Some people started to laugh and he wanted to laugh along with them but he could not. Suddenly his face flushed and he felt an intense hatred against these foreign men. If he had a gun he would have shot them already. Without premeditation he blurted out “!” then ran away.
When Ho Muoi got home his heart was still beating wildly. The excitement of blurting out a magical word, a word he did not know the meaning of, was overwhelming. He also remembered the look of shock on the man’s face after the word had left his mouth. He repeated “!” several times and felt its power each time.
Ho Muoi would think about this incident for years afterward. He recalled how he was initially enraged by a series of foreign words, and that he had retaliated with a foreign word of his own. In his mind, foreign words became equated with a terrible power. The fact that his own language would be foreign to a foreigner never occurred to him.
The incident also turned Ho Muoi into a celebrity. The villagers would recall with relish how one of their own, a twelve-year-old boy, had “stood up to a foreigner” by hurling a curse at him in his own language. Many marveled at the boy’s intelligence for knowing how to use a foreign word, heard maybe once or twice in passing, on just the right occasion and with authority. They even suggested to the schoolteacher that he teach “the boy genius” all the foreign words from his Russian novels.
The schoolteacher never got around to doing this. He was drafted soon after, sent south, and was never heard from again. As for Ho Muoi, he became convinced that, given the opportunity, he could quickly learn any foreign language. This opportunity came after Ho Muoi himself was drafted into the Army.
His battalion served in the Central Highlands, along the Truong, guarding supply lines. They rarely made contact with the enemy but whenever they did, Ho Muoi acquitted himself miserably. He often froze and had to be literally kicked into action. What was perceived by his comrades as cowardice, however, was not so much a fear of physical pain as the dread that he would not be allowed to fulfill his destiny.
The war was an outrage, Ho Muoi thought, not because it was wiping out thousands of people a day, the young, the old, and the unborn, but that it could exterminate a man of destiny like himself. And yet he understood that wars also provide many lessons to those who survived them. A war is a working man’s university. Knowing that, he almost felt grateful.
Ho Muoi also had the superstition (or the inspiration) that if the war eliminates a single book from this earth, then that would be a greater loss than all the lives wasted. The death of a man affects three or four other individuals, at most. Its significance is symbolic and sentimental, but the lost of a single book is tangible, a disaster which should be mourned forever by all of mankind. The worth of a society is measured by how many books it has produced. This, from a man who had never actually read a book. Ho Muoi had seen so few books, he could not tell one from another; they were all equal in his mind. He never suspected that war is the chief generator of books. A war is a thinking man’s university.
In 1970 or 1971, after a brief skirmish, they caught an American soldier whom they kept for about thirty days. The prisoner was made to march along with Ho Muoi’s battalion until he fell ill and died (he was not badly injured). This man was given the same ration as the others but the food did not agree with him. Once, they even gave him an extra helping of orangutan meat, thinking it would restore his health.
As the prisoner sank into delirium, the color drained from his face but his eyes lit up. He would blather for hours on end. No one paid him any attention but Ho Muoi. In his tiny notebook he would record as much of the man’s rambling as possible. These phonetic notations became the source for Ho Muoi’s English lessons after the war. I’ve seen pages from the notebook. Its lines often ran diagonally from one corner to another. A typical run-on sentence: “hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home.”
The notebook also includes numerous sketches of the American. Each portrait was meant as a visual clue to the words swarming around it. Ho Muoi’s skills as an artist were so poor, however, that the face depicted always appeared the same, that of a young man, any man, really, who has lost all touch with the world.
Ho Muoi was hoping his unit would catch at least one more American so he could continue his English lesson, but this tutor never materialized, unfortunately.
Though all the English he had was contained within a single notebook, Ho Muoi was not discouraged. The American must have spoken just about every word there was in his native language, he reasoned, through all those nights of raving. And the invisible words can be inferred from the visible ones.
Words are like numbers, he further reasoned, a closed system with a small set of self-generated rules. And words arranged on a page resemble a dull, monotonous painting. If one could look at the weirdest picture and decipher, sooner or later, its organizing principle, why can’t one do the same with words?
Everything seems chaotic at first, but nothing is chaotic. One can read anything: ants crawling on the ground; pimples on a face; trees in a forest. Fools will argue with you about this, but any surface can be deciphered. The entire world, as seen from an airplane, is just a warped surface.
A man may fancy he’s making an abstract painting, but there is no such thing as an abstract painting, only abstracted ones. Every horizontal surface is a landscape because it features a horizon (thus implying a journey, escape from the self, and the unreachable). Every vertical surface is either a door or a portrait (thus implying a house, another being, yourself as another being, and the unreachable). And all colors have shared and private associations. Red may inspire horror in one culture, elation in another, but it is still red, is still blood. Green always evokes trees and a pretty green dress.
Ho Muoi also believed that anything made by man can be duplicated: a chair, a gun, a language, provided one has the raw materials, as he did, with his one notebook of phonetic notations. If one can break apart a clock and reassemble it, one can scramble up phonetic notations and rearrange them in newer combinations, thus ending up with not just a language, but a literature.
At the time of his arrest, Ho Muoi was teaching hundreds of students beginning, intermediary and advanced English three nights a week. For twenty-five years, he had taught his students millions of vocabulary words. He had patiently explained to them the intricacies of English grammar, complete with built-in inconsistencies. He had even given them English poems and short stories (written by himself and the more advanced students) to read. When interrogated at the police station, however, our English teacher proved ignorant of the most basic knowledge of the language. He did not know the verb “to be” or “to do.” He did not know there is a past tense in English. He had never heard of Shakespeare and was not even aware that Australians and Englishmen also speak English.
In Ho Muoi’s made-up English, there are not five but twenty-four vowels. The new nuances in pronunciation force each student to fine-tune his ear to the level of the finest musician. There is a vast vocabulary for pain and bamboo but no equivalent for cheese. Any adjective can be used as a verb. I will hot you, for example, or, Don’t red me. There are so many personal pronouns, each one denoting an exact relationship between speaker and subject, that even the most brilliant student cannot master them all.
By sheer coincidence, some of Ho Muoi’s made-up English words correspond exactly with actual English. In his system, a cat is also called a cat; a tractor, a tractor; and a rose, inevitably, perhaps, a rose.
Some of his more curious inventions include blanket, to denote a husband. Basin, to denote a wife. Pin prick: a son. A leaky faucet: a daughter.
Ho Muoi’s delusion was so absolute, however, that after he was sentenced to twenty-five years for “defrauding the people,” he asked to be allowed to take to prison a “Dictionary of the English Language” and a “Dictionary of English Slang,” two volumes he himself had compiled, so that “I can continue my life studies.”
It is rumored that many of his former students have banded together to continue their English lessons. Harassed by the police, they must hold their nightly meetings in underground bunkers, lit by oil lamps. Their strange syllables, carried by the erratic winds, crosshatch the surrounding countryside.
But why are they doing this? You ask. Don’t they know they are studying a false language?
As the universal language-for now-English represents to these students the rest of the world. English is the world. These students also know that Vietnam, as it exists, is not of this world. To cling even to a false English is to insist on another reality.
A bogus English is better than no English, is better, in fact, than actual English, since it corresponds to no English or American reality.
Hoo he hoo ah utta ma nut m pap m home.

Nguồn: damau.org

No comments:

Post a Comment