ĐỖ KH. - CON CHUỘT, EM BÉ, VỊ ĐẠI TÁ VÀ NGƯỜI HÙNG ÁO GIÓ / NÓI LÁO ĂN TIỀN / HÌNH ĐÂU? / “MÃNH LONG QUÁ GIANG” VÀ MẤT CHỨC GIÁO SƯ / TRUYỀN THÔNG CÓ Ý THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM / NHẠC... CHỌN LỌC? - phiếm


CON CHUỘT, EM BÉ, VỊ ĐẠI TÁ VÀ NGƯỜI HÙNG ÁO GIÓ

Ảrập là ngôn ngữ chính thức của trên 20 quốc gia, tiếng mẹ đẻ của 250 triệu người, và được xếp vào hàng ngôn ngữ thứ tư trên thế giới. Là ngôn ngữ của Kinh Qran, tiếng Ảrập còn ảnh hưởng sâu nặng đến 1 tỉ rưỡi tín đồ đạo Hồi. Người Hồi giáo, dù có dùng thứ tiếng mẹ đẻ nào, cũng một ngày năm bận đọc kinh cầu nguyện bằng tiếng Ảrập. Tiếng chào as salamu aleykum chẳng hạn, ở Thổ Nhĩ Kỳ là shalam, ở Iran tiếng Farsi là salam, tiếng Chechen là salama, tiếng Cham là selem, Mã Đảo hay Mã Lai, Ingut hay Indonesia cũng đại loại, seleum, selamat. Ở Hoa Kỳ, từ mấy năm nay, đây là ngoại ngữ tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ ở cấp đại học! Hiện đại nhất trong lãnh vực dịch thuật điện tử cầm tay là máy dịch từ tiếng Anh sang Ảrập và ngược lại. Gọn nhẹ, đánh rơi không hỏng, chống nước chống ẩm và chống cả cát sa mạc, người sử dụng chỉ việc hét to lên bằng tiếng Anh "Đứng lại! Không được động đậy" hay "Giấu bom và… dầu hoả ở chỗ nào?" là máy này dịch ngay tức khắc và phát ra bằng tiếng Ảrập. Đối tác cũng chỉ việc thều thào "Có giết tôi thì xin tha cho mẹ già con dại" là máy lại dịch ngược ngay sang tiếng của đại thi hào… Donald Rumsfeld. Nhưng chính xác thế nào, phải hỏi các chuyên gia ngữ học của tổ chức bất vụ lợi Memri. 

Memri là tổ chức chuyên dịch thuật các tài liệu bằng tiếng Ảrập và Trung Đông sang Anh ngữ cho các phương tiện truyền thông Tây phương. Việc này họ làm nghiêm túc và tự nguyện, một cách miễn phí, không nhờ mà họ cũng gửi đến tận bàn giấy và giúi vào tay, rất tiện những khi thiếu bài hay thiếu đề tài. Nhà báo tầm cỡ tác giả Thomas Friedman (New York Times) còn phải tuyên dương và cảm tạ, nếu không có tổ chức này thì làm sao mà truyền thông Âu Mỹ nắm kỹ được tình hình rối ren trong khu vực đentối này. Mới đây, Memri gửi cho các phương tiện truyền thông thuộc dòng chính (MSM hay là Mainstream Media) một trích đoạn vidéo của tổ chức (Palestine) Hamas. Trong vidéo (clip) này, một bé gái Palestine phát biểu "phải hủy diệt/ tận diệt (annihilate) bọn Do Thái" và bé lẫm chẫm này tình nguyện làm bom người (để phục vụ mục đích to tát trên). Nghe mà nổi da gà, thế mới hiểu tại sao quân đội Israel thỉnh thoảng (hay đúng hơn là thường xuyên) phải bắn hạ đôi ba đứa học trò cấp 1, mang bom bi trong cặp cạnh mẩu bút chì con con. Tài liệu vidéo này được phát tán rộng rãi, và khi được biết Giám đốc Memri lại là một đại tá tình báo của Israel, ông Yigil Carmom, thì còn sai vào đâu được! Tình báo Israel nổi tiếng chính xác, và rất giỏi tiếng Ảrập gần gũi thân thương. Tiếng chào của Do Thái chẳng phải là shalom đó sao. 

Ta hãy xem xét kỹ đoạn đối thoại này để trau dồi bằng C Ảrập. Trên hình, là một nhân vật cải trang kiểu chú chuột Mickey (không được phép của Công ty Disney, nói trắng ra là ăn cắp sở hữu trí tuệ của Công ty này hay đạo… chuột). Nhân vật (người lớn) này đang khích bác một em bé gái: 

Chuột Hamas: Em phải làm gì cho Al Aqsa (Đền Hồi tại Thánh địa Jerusalem)? 

(Chuột mớm cử chỉ cầm súng trường để nhắc khéo.) 

Bé gái: Để em vẽ một tấm hình. 

(Bản dịch Memri: Em sẽ nổ súng.) 

Chuột: Mình phải làm gì? 

Bé gái: Mình phải kháng cự. 

(Bản dịch Memri: Mình phải đánh.) 

Chuột: Rồi sao nữa? 

Bé gái: Do Thái sẽ bắn mình! 

(Bản dịch Memri: Phải tận diệt Do Thái!) 

Chuột: Ta phải bảo vệ Al Aqsa bằng linh hồn và bằng máu (bằng xương máu) của ta chứ? 

Bé gái: Mình sẽ thành liệt sĩ. 

"Liệt sĩ" hiểu theo nghĩa rộng là mất mạng trong cuộc chiến hay tranh đấu, bị bắn chết là liệt sĩ, lạc đạn là liệt sĩ, bị xe ủi đất cán chết khi mang thân ra cản Israel phá nhà dân chúng (như cô gái người Mỹ Rachel Corie) cũng là liệt sĩ, nhưng theo Memri thì em bé này muốn trở thành bom người, cũng lại liệt sĩ nốt. Tuy nhiên, trong văn cảnh này thì có thể hiểu bé gái trên đơn giản thôi, chỉ muốn nói là kháng cự Israel thì họ bắn và mình thì chết! Câu "Phải tận diệt Do Thái", nguyên văn là "Bitokhoona al yahood", Họ- đang/sẽ- đập tan/nổ súng- chúng ta- người Do Thái, nghĩa là người Do Thái sẽ bắn/đậpvỡ chúng ta, chứ chẳng phải là chúng ta sẽ hủy diệt người Do Thái. Nhưng mặc dù Ảrập không phải là thứ ngôn ngữ hiếm hoi của vài ngàn người như người Lư ở Vân Nam chẳng hạn, vidéo do Memri phổ biến vẫn được truyền thông bịt tai và nhắm mắt mà dùng. Khi nhà báo lừng danh Glenn Beck muốn quảng bá đến quần chúng của đài CNN bản "Bé gái khát máu" này thì ông ta bị nhà sản xuất chương trình của đài ngăn chặn vì "vấn đề dịch thuật". Thế là ông Beck mời ngay… đại tá ngữ học Ảrập Yigil Carmom, tức Giám đốc Memri, lên đài để phê bình ban Ảrập nội bộ của đài CNN là dốt tiếng Ảrập và dịch ngược! Người xem chương trình của ông Beck cũng chỉ ghi nhận được cái "dốt" này, và có lẽ cả cái xuyên tạc nói ngược, cái gì chứ "Ban Ảrập" thì rất đáng nghi, rặt một bọn khủng bố nằm vùng và không thông ngữ phạm, cho hết chúng nó đi gặp Bộ trưởng Tư pháp Alberto Gonzales để nghe ông giảng về cách đối xử với tội… phạm dịch bừa. 

Hamas thì có đầu độc trẻ con thật và dùng các em bé để tuyên truyền bỉ ổi. Trong trường hợp trên, có đội lốt Mickey cũng là một thất bại với em bé kia, có lẽ phải đến vịt Donald mới dụ dỗ được em trở thành bom người. Ở đây, chỉ xin mượn chuyện này để nhắc lại thành tích sáng chói của Memri trong lãnh vực một ngôn ngữ khác là tiếng Farsi. Memri chính là tổ chức quảng bá lời tuyên bố của Chủ tịch Iran Ahmadinejad đòi "phải xoá Israel khỏi bản đồ". Phát biểu này đã được vô vàn cơ quan truyền thông thế giới uy tín và đáng tin cậy nhất ra rả nhắc đi nhắc lại. Nhưng tiếng Farsi không thông dụng như tiếng Ảrập và hiểu chính xác ngôn ngữ bí hiểm này có lẽ chỉ có sĩ quan cao cấp của tình báo Israel để cho các truyền thông đầy khách quan và lương tâm của phương Tây còn được nhờ?

Nguồn: talawas.org





NÓI LÁO ĂN TIỀN

Chúng ta đã quen thuộc với lề lối và bộ mặt của truyền thông tại các nước chưa hoặc đang phát triển, công cụ thô bỉ (hay cũng có khi ngồ ngộ dễ thương) của các chế độ hiện hành. Ngược lại, truyền thống độc lập, vô tư và công bằng của truyền thông Hoa Kỳ thì đã tỏ, chẳng phải hai nhà báo tay mềm nhưng ngòi viết cứng đã đánh đổ một Tổng thống loại hung hăng đặc biệt 30 năm về trước đó sao. Nhưng đệ tứ quyền, như mọi thứ quyền lực, chẳng bao giờ lơ lửng không trung mà đều phải dựa vào một nền tảng sức mạnh. Ở Tây phương, đó không phải (không hẳn) là chính phủ, là bộ máy chính trị nào đó, nhưng cũng vẫn phải là một cái gì. Trong kinh tế thị trường, thì đó là thị trường, là quảng cáo, là quần chúng móc túi tìm hai đồng kẽm để bỏ vào máy bán báo. 

Hiện nay, hai phần ba dân chúng Mỹ đã ngán ngẩm với chiến tranh tại Trung Đông, nói đúng ra là ngán ngẩm với những kết quả của cuộc chiến này. Vì nếu có người Mỹ chống chiến tranh thì cũng có nhiều người Mỹ không chống chiến tranh mà chỉ chống thất bại của đội nhà trên sân cát sa mạc. Bốn năm về trước, khi ghi bàn thắng vẻ vang trong mấy tuần đầu và thiệt hại tối thiểu tại Iraq thì quần chúng hồ hởi mà tung hô dân chủ thắng độc tài. Báo chí trung thực mà phản ánh ba phần tư của dư luận vào lúc đó, và có khi còn đoán được mà nhanh chân đi trước, như trường hợp bà Judith Miller của tờ nổi tiếng là đứng đắn (có nơi còn cho là “thiên tả”) New York Times trong chuyện vũ khí hủy diệt tập thể của Saddam. Vụ Watergate, xin nhắc lại, xảy ra vào lúc mạt triều của ông Nixon và người Mỹ đã mệt mỏi chứ không phải là khi ông Kennedy còn kêu gọi “Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta mà chúng ta có thể làm được gì cho quốc gia”, cho dù chỉ đi gần đến Vịnh Con heo ở Cuba hay là phải đi xa đến tận China Beach ở Đông Nam Á. 

Giờ là 2007, và chính quyền Bush ngày đực thì gặp chuyện Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phải chiều bà bạn gái, sang ngày cái lại chuyện Bộ trưởng Tư pháp ép ông tiền nhiệm k‎ý công văn trên giường bệnh tại nhà thương. Đây là những chuyện thật ra vớ vẩn so với bao nhiêu chi tiết khác tày đình (món nợ quốc gia, lãng phí và tham nhũng quốc phòng, tự do bị giới hạn…), nhưng phản ánh đúng (và nhất là đủ hời hợt) tâm lý phẫn nộ của quần chúng. Người viết này, hôm qua trên đường cao tốc còn thấy một bumper sticker mới, loại khẩu hiệu dán đằng sau xe con cá nhân, đặc trưng của tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ: “Tôi đã ghét Bush từ trước khi đó trở thành phong trào”. 

Theo Harper’s Index (tháng 5, 2007), công ty lớn nhất sản xuất sticker “Ủng hộ quân nhà” vào năm 2004 bán được 4 triệu cái, và năm ngoái (2006) chỉ thoi thóp được có 48.000! Công ty này chắc sắp phải chuyển sang khẩu hiệu “Rút quân về ngay” để giữ chỗ trên thị trường. Trong bối cảnh bất lợi cho chính quyền Bush hiện nay, truyền thông Mỹ trở thành trung thực hẳn, ít ra là trung thực hơn vào lúc Bão Sa mạc còn tấp tới.  

Năm 2003, quân Mỹ tiến vào giải phóng Baghdad. Trên công trường Firdos tại trung tâm, dân chúng giật đổ tượng Saddam Hussein. Cảnh vui mừng này được ví với bức tường Berlin vào đêm ô nhục này sập đổ, lên đủ các đài và các báo Tây phương. Ngay vào lúc xảy ra, có hàng trăm nhà báo quốc tế chứng kiến, họ ngụ ngay tại khách sạn Palestine ở tại công trường, chỉ việc ra cửa sổ mà quay phim. Sự kiện lịch sử này do quân đội Mỹ dàn dựng sau khi bố trí tăng ngăn các ngả đường vào, biết đâu có quần chúng ủng hộ Saddam đến thì rách việc. Trên công trường chỉ có vài ba trăm người hiện diện, phần lớn là quân nhân Mỹ và một tốp dân sự người địa phương khoảng chỉ một trăm. Đám này reo hò, ôm hôn các chiến sĩ giải phóng và hè nhau đập tượng lãnh tụ đã bỏ trốn. Nhưng đó là nếu phát hình nguyên cả quang cảnh thì mới thấy trống vắng, còn quay cận thì lố nhố những người và đây là lựa chọn có ý thức của hầu hết các phương tiện truyền thông [1].

Nhân vật ôm hôn lính Mỹ trở thành nổi tiếng ngang với Brad Pitt với Angelina Jolie và tất cả các con nuôi con đẻ của hai người cộng lại. Ông lên bìa tờ Newsweek và lên hình vô số báo, một chiếc áo sơ mi có sọc dài tay lúc thì cầm búa đập tượng lúc thì hò kéo dây thừng. Cùng một tuần đó ông lại lên bìa tạp chí US News & World Report, vẫn chiếc áo sơ mi đó và ôm hôn anh giải phóng. Nhưng trên tạp chí này, anh lính này người Anh và ảnh chụp tại Basra (miền Nam Iraq) khi giải phóng thành phố này. Tóm lại chuyên gia ôm hôn này chạy từ Đà Nẵng vào Sài Gòn mà không kịp thay áo, đến đâu thì hôn đó, miễn là quân nhân nước ngoài. Ông không thay áo chắc tại vì ông chỉ có một cái áo dân sự, mấy ngày trước có thấy ông nai nịt quân sự rất là oai trên ảnh chụp khi máy bay Mỹ vừa đưa lãnh tụ Ahmad Chalabi về nước. Đứng ngay sau lãnh tụ này, chắc ông là cận vệ hay một thủ hạ thân tín của vị kia. Chalabi, đứng đầu tổ chức INC, từng được biết đến như là một tay lừa đảo ngân hàng, nay mới biết lại kiêm cả tài đạo diễn. 

Một đài truyền hình miền Tây nước Mỹ, một tạp chí, nhật báo, có hàng trăm nhân viên và quỹ tiền triệu tiền tỷ. Những nhân viên này đều được huấn luyện trường ốc và đào tạo chuyên môn ở mức cao nhất, chắc phải đỗ qua điểm C môn đạo đức hành nghề mới được phát văn bằng. Cũng không thể cho rằng họ không phát hiện ra màn tuyên truyền hơi bị thiếu diễn viên quần chúng này, vì cả trăm phóng viên có mặt tại hiện trường, có lẽ chỉ trừ một ông, là phóng viên hình Tây Ban Nha bị tăng Mỹ nổ súng vào ngay khách sạn ngày hôm trước và làm thiệt mạng. Vậy lý do gì khiến trăm người như một lại đồng lòng hợp tác để phát tán khắp thế giới màn kịch giữa trời này? Tin này quá bắt mắt, còn hơn là Britney Spears bỏ chồng hay Anna Nicole Smith tốc váy, và không biên tập nào ở toà soạn trung ương có thể bỏ qua hay là đặt đúng với vị trí. 

Đây là một trường hợp chung, nhất trí của truyền thông dòng chính (ngoại trừ vài biệt lệ như BBC và tờ Los Angeles Times chẳng hạn có phê bình và cân nhắc) [2]. Cũng vào dịp hả hê này, nếu đi vào chi tiết từng cơ quan truyền thông một thì xiết bao mà kể. Tờ Newsweek dưới ngòi bút đoạt giải của phóng viên Melinda Liu tả lại dinh thự của cậu cả Uday Hussein và phòng ngủ riêng của quái kiệt này [3]. Trên hình là tủ thuốc của Uday nghiện ngập, nào kể là kích dục và ma tuý. Ảnh này rất tối, thấy bên trong lờ mờ chai lọ nhưng nếu đem scan lại và dùng thảo trình như Photoshop để làm sáng ra thì thấy thuốc cảm hay nhức đầu và một thỏi kem Preparation H để trị bịnh trĩ! Bộ phận hình của tờ Newsweek vài chục nhân viên, nào chánh nào phó nào phụ tá, tập sự, làm việc toàn thời gian, chẳng lẽ không ai biết dùng Photoshop làm sáng ảnh ra để kiểm soát? Có chăng là họ biết dùng, để làm tối đi mập mờ trước khi mang in cho phù hợp với nội dung của bài viết? Xin nói lại và nói dai là hẳn toàn bộ bộ phận này đều tốt nghiệp báo chí ở trường lớp nào đó hẳn hoi chứ không phải là tại chức, chuyên tu. 

Ngay mới đây, nhân dịp tăng quân của ông Bush, và ở mức gọi là “ngồ ngộ dễ thương”, các thông tấn và các báo loan tin tỉnh queo là quân đội Mỹ “pháo kích vào khu phố Baghdad để phá hủy các nhà máy sản xuất bom xe”. Nhà máy bom xe hẳn không diện tích 600 héc ta như nhà máy Autovaz ở Togliatti, Nga, và hẳn cũng không to bằng một cái bãi đậu xe siêu thị Mỹ mà là những gara ba mét trên năm nào đó, ở từng trệt dưới nhà dân cư và lẫn lộn vào. Thay vì đánh chiếm, dùng biệt kích bịt mặt ngậm dao ngắn xông vào bắt khủng bố dã man tại trận như vẫn thấy trong… phim truyện thì quân ta an toàn từ xa mà nã pháo vào phố, chết ông bán kem nhà bên hay bà già dị liệt ở từng một là tai nạn chiến tranh. Nhưng đây là bình thường, an toàn là bạn, tai nạn chẳng phải là thù. Không thấy biên tập nào nghĩ đến và nhận ra sự khác biệt giữa một nhà máy sản xuất xe (Ford, GM…) ở Mỹ và cái gọi là một nhà máy sản xuất xe bom ở trong phố Baghdad, chí ít là về mặt bằng công nghiệp. Giờ thử hỏi, nếu nhà bạn ở trong phố, tức là rất đông người ở, cạnh đâu đó hình như là có một căn kháng chiến cặm cụi chất nổ trong một cái xe thổ tả thì bạn có thích ăn pháo hay không để còn biết là nó chính xác đến dường nào. Nếu phóng viên tại chỗ và biên tập ở trung ương không buồn hình dung ra thì nói gì đến người đọc, lớt phớt xem qua vào giờ ăn trưa ở cơ quan trước khi chúi mũi vào trang thể thao. 

Chuyện kể là trong thập niên 70, một phái đoàn Liên Xô của Ban Văn hoá Tư tưởng sang thăm nước Mỹ. Sau một tháng điều nghiên tại chỗ về tự do ngôn luận và tự do báo chí, phái đoàn này được hỏi về cái lạ nhất mà họ nhận xét được trong chuyến đi. Trưởng phái đoàn vẫn còn chưa hết ngạc nhiên: “Tại Mỹ không có biện pháp cắt sổ gạo hay cho hoá giá nhà, cũng không có gửi đi cải tạo, bỏ tù hay nhốt vào nhà thương điên. Chúng tôi không hiểu các ông làm thế nào mà truyền thông lại vẫn chỉ quảng bá những gì mà chính quyền muốn!” Nhưng chuyện này có lẽ không đáng để được vui như chúng ta tưởng, trừ những lúc quần chúng vùng lên để phá tượng, phá tường.

[1]Thí dụ: 

Nguồn: talawas.org





HÌNH ĐÂU?

Những lí nhí trong chuyện không triển lãm hình của phóng viên Nick Út cho thấy trên phương diện thông tin Việt Nam còn phải học hỏi nhiều ở Hoa Kỳ, chí ít là ở phòng Thông tin Quân đội Mỹ. Trong các cuộc chiến trước đây, phóng viên Mỹ được tự do hành nghề trên các mặt trận và được quân đội dễ dãi mọi phương tiện. Nick Út có phần chụp được ảnh ăn giải Pulitzer của ông trong thời gian chiến tranh Việt Nam hẳn là có nhờ chính sách cởi mở này. Nhưng đây là một nhầm lẫn. Phòng thông tin Quân đội và chính quyền Mỹ phát hiện chậm trễ là trong cuộc chiến này, họ được báo chí trả ơn bằng cách đâm sau lưng chiến sĩ, lạm dụng tự do mà trình bày... sự thật (phần nào thôi) khiến Hoa Kỳ phải thất bại chua cay. 

Bài học này được chính quyền Mỹ ghi nhớ và rút tỉa kinh nghiệm, thất bại tại Việt Nam, đi đầu là do lỗi của dư luận tức là là do lỗi của các phương tiện truyền thông. Trong cuộc chiến Iraq và Afghanistan, dĩ nhiên là không thể để chuyện này xảy ra một lần nữa, đây không phải là một tuyến xa vời với những domino thi nhau đổ dây chuyền ở tít mãi nơi nào Đông Nam Á mà là quyết liệt sống còn giữa Dân chủ và Khủng bố; nếu không chặn ở Kandahar hay Anbar thì sẽ bị đe doạ ngay ở Disneyland. Các nhà báo từ giờ trở đi phải đăng ký với quân đội, chứ không còn được lăng xăng trên mặt trận mà cài đặt trong đơn vị (embedded, từ này có nơi nhại thành in-bed-with, nghĩa là nằm chung giường). Trước hết, ăn chung mâm nằm chung chiếu, chia sẻ gian nguy với các binh sĩ, về mặt tâm lý, phóng viên “cài đặt” sẽ gần gũi, tự biến thành đồng đội nghĩa là một thứ phóng viên quân đội chứ không còn là một phóng viên độc lập của một cơ quan truyền thông. Bạn hàng ngày của họ không còn là các đồng nghiệp phóng viên tối họp nhau ở khách sạn soi mói chính quyền hay là diễu cợt hệ thống quân giai, mà là những quân nhân kỷ luật và những chỉ huy sáng suốt của đơn vị cài đặt. Thứ nhì, việc hành nghề thông tin của họ dễ giới hạn và dễ kiểm soát hơn với những quy định mới. Dĩ nhiên, ở phương Tây, các nhà báo muốn hành nghề độc lập, bên ngoài phòng thông tin quân đội, vẫn được toàn quyền nhưng bị bắn nhầm thì ráng chịu, và chuyện này có xảy ra chứ không phải là không, và xảy ra hơi nhiều. 

Trong các quy định mới, trước hết là không nên tường thuật về các binh sĩ tử trận, sợ làm lung lay tinh thần của hậu phương. Phải nói, đây là cuộc chiến đầu tiên của Hoa Kỳ với một quân đội nhà nghề, tức là binh sĩ tình nguyện chứ không phải là nghĩa vụ. Các binh sĩ tình nguyện này, tuyệt đại đa số xuất thân từ các thành phần bình dân, nếu không nói là thiếu thốn, tiếng nói không được nặng trong xã hội, nếu không nói là không có tiếng nói. Vì vậy, họ chết mặc họ, trong khi con cái các thành phần trung lưu, thượng lưu, vẫn tiếp tục học hành, đi làm, đi chơi... tức là không đăng lính. Thành phần này lơ là với chiến tranh, và tốt nhất là cứ để họ lơ là, chứ đăng hình liệt sĩ thì họ lại để ý, rồi đâm ra có ý kiến này kia. Mặt khác, chiến tranh này cũng là chiến tranh được tư hữu nhiều nhất trong lịch sử quân đội, với thành phần bảo vệ đánh thuê của các công ty tư nhân (30.000 người tại Iraq) hay thành phần hậu cần và tạp dịch trong các căn cứ quân sự (trên 100.000), tổng cộng có thể lên cao hơn con số lính viễn chinh Mỹ. Đánh thuê ăn tiền thì chết là tai nạn chính đáng của nghề nghiệp cho nên con số các liệt sĩ nhà thầu đương nhiên được bộ Quốc phòng giấu kín và các công ty thầu quốc phòng viện lẽ bí mật nghề nghiệp. Nhưng nếu phải công bố con số các liệt sĩ thuộc thành phần quân đội thì bộ Quốc phòng vẫn không muốn cho quần chúng thấy hình. Ảnh quan tài lính Mỹ được coi là bí mật, để “bảo vệ riêng tư của các gia đình,” phổ biến thì bị truy tố. Không thấy ảnh quan tài, đúng theo thành ngữ “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ,” thì tức là không có thiệt hại và không có người (Mỹ) chết, đơn giản là vậy. Khi 1.000 quân nhân tử trận và được nhà báo Ted Koppel đọc tên trên truyền hình, ông bị coi thiếu điều là phản quốc chứ không phải là tôn vinh sự hy sinh của họ. Nếu tử trận trước đây được coi là cao quý‎ thì cuộc chiến này là một cuộc chiến xấu hổ, người chết được dúi vào một góc tủ kín và khoá lại. 

Nhưng thế vẫn chưa đủ. Mới đây phòng Báo chí Quân đội lại có một quy định mới là các phóng viên “cài đặt” trong các đơn vị không được chụp hình các quân nhân bị thương. [1] Lý do được viện dẫn là bảo vệ riêng tư (trong khi riêng tư ở Mỹ thì đã có đạo luật Patriot Act đắc lực phục vụ bằng các cho phép chính quyền vô tư mà theo dõi thư, điện thư và nghe lén đọc lén). Ngay cả các ảnh không thấy mặt mũi của thương binh cũng bị cấm, trong trường hợp thấy cả bối cảnh chung quanh (phù hiệu của đơn vị, đồng đội của đương sự...) và có thể đoán ra danh tánh của người bị thương. Lẽ viện là con tôi có gởi về cho gia đình hình chụp cạnh cây dừa hay con lạc đà, nay tôi xem báo thấy ảnh cây dừa còn đó, con lạc đà còn đó mà quân nhân Mỹ nằm sõng soài thì tôi có thể suy ra ngay đó là con tôi! Tuy nhiên, nếu đương sự chấp thuận, nghĩa là ký vào văn tự cho phép thì hình vẫn có thể phổ biến được, quân đội không can thiệp vào việc này. 

Một điển hình, do phóng viên của tờ New York Times kể lại [2], ông chụp ảnh một binh sĩ bị mù hai mắt, nằm trên cáng và đương được đưa lên tàu sang (bệnh viện quân đội Mỹ ở) Đức để chữa chạy. Giờ, muốn phổ biến hình này (mà phóng viên chụp hình là để đăng báo, không phải là để trong bộ sưu tập cá nhân những lúc buồn lật ra coi một mình), thì ông phải đưa cho binh sĩ mù này xem và chấp thuận ký vào giấy cho phép. Ta tưởng tượng cảnh Robert Capa chạy lăng xăng trên bãi biển Omaha Beach trong cuộc đổ bộ Normandy, gặp ai nằm xấp cũng lật ngược lại và lay lay, nếu thều thào còn sống thì xin họ một chữ ký chấp thuận phổ biến hình. Đó là ảnh một người, còn mười người bị thương ở trên ảnh thì phải có đủ bằng ấy chữ ký, lỡ trong khi đó có một người qua đời thì vứt xác sang một bên và chụp lại chín anh thoi thóp? Trên thực tế, đây là việc không thể làm được, nghĩa là từ đây, nếu quy định này tồn tại, sẽ không còn thấy hình quân nhân Hoa Kỳ bị thương. Mà không thấy hình quân nhân bị thương nữa, tức là không có quân nhân Hoa Kỳ bị thương. Chuyện này, Tổng thống Bush đã đi trước. Trong hai năm đầu chiến tranh, ông không hề bén mảng lại gần một quân nhân mang thương tích. Chỉ khi sắp phải lại gần (và tranh luận trên truyền hình) với một quân nhân ba lần mang thương tích (tại Việt Nam, ứng cử viên Dân chủ John Kerry) ông mới đến Quân y viện Walter Reed để uỷ lạo các thương bệnh binh. Vì nếu đến thăm họ thì ông sẽ lên hình, họ sẽ lên hình và người xem sẽ tự hỏi, thế ra là nhiệm vụ (mission) ông rêu rao vẫn chưa được hoàn tất (accomplished)? 

Trong khi quần chúng đang ngán ngẩm chuyện chiếm đóng Iraq, có lẽ Bộ Quốc phòng nên ra thêm một quy định mới. Đó là không được phổ biến hình của các quân nhân Mỹ tại Iraq nếu không có sự chấp thuận của đương sự nếu đương sự độc thân hay sự chấp thuận của đương sự lẫn cả vợ hay chồng của đương sự nếu đã thành hôn và hằng năm khai thuế lợi tức chung, đồng thời chữ ký của các con nếu đương sự có khai trợ cấp cho con để khấu trừ vào thuế. Nếu quy định này ra đời thì chẳng mấy chốc mà hình ảnh của quân nhân Mỹ tại Iraq biến khỏi các phương tiện truyền thông. Không có hình là không có tin, không có tin là không có sự việc, có nghĩa là không có quân đội Mỹ ở Iraq nữa. Rất là giản tiện, như thế Quốc hội khỏi cần phải bàn cãi lôi thôi, nay bỏ phiếu chống quỹ tăng viện, mai ra nghị quyết đòi rút quân. 

[1]http://www.nytimes.com/2007/05/28/business/media/
28carr.html?ex=1338004800&en=61d3ca3b3b6d5297&ei=5090&partner=rssuserland&emc=rss
[2]http://www.huffingtonpost.com/michael-shaw/reading-the-pictures-em_b_50927.html

Nguồn: talawas.org





“MÃNH LONG QUÁ GIANG” VÀ MẤT CHỨC GIÁO SƯ

De Paul University là một đại học tư nhân hàng đầu của nước Mỹ. Giáo sư Norman Finkelstein giảng dạy ở đây về môn khoa học chính trị từ sáu năm nay. Hợp đồng lao động của ông với trường còn một năm nữa, nhưng ông được Ban Khoa học Chính trị, thuộc Phân khoa Khoa học Xã hội đề cử vào chức giáo sư chính ngạch (tenured professor) tức là giáo sư cộng tác thường trực với trường chứ không còn trên căn bản hợp đồng định kỳ. Ông Finkelstein tốt nghiệp Tiến sĩ ở Princeton vào năm 1988 và là tác giả của nhiều cuốn sách về vấn đề Trung Đông được các sử gia và hàn lâm nổi tiếng trong lãnh vực đánh giá là đứng đắn, nghiêm túc đồng thời mới lạ và quả cảm. Tuy nhiên, vào tháng 6 vừa qua, đại học DePaul đã quyết định bác đơn đề cử của ban Khoa học Chính trị sau một chiến dịch rầm rộ của sinh viên (thuộc các trường đại học khác), giáo sư (thuộc các trường đại học khác), nhân sĩ và truyền thông, nói gọn là “dư luận”, phản bác việc thực thụ hoá giáo sư Finkelstein. 

Đứng đầu chiến dịch này là giáo sư Alan Dershowitz của trường luật đại học Harvard, một diva của truyền thông đại chúng, và cũng là tư vấn của chính phủ Israel. Ông Dershowitz và ông Finkelstein đãtừng có dịp đấu khẩu trực tiếp trên vấn đề Trung Đông, Do Thái, Palestine [1] và ông Finkelstein từng viết cả một quyển sách (Beyond Chutzpah [2]) để tranh luận với ông Dershowitz về các vấn đề này. Đây là sở trường của Finkelstein, ông từng chứng minh từ lúc còn là sinh viên là tác phẩm được ca tụng From Time Immemorial của bà Joan Peters quảng bá huyền thoại “Một đất không dân tộc cho một dân tộc không đất” là không có cơ sở vật chất hay lịch sử, nói trắng ra là hoang đường và lừa bịp. Từ đó ông trở thành kẻ thù của phe ủng hộ Israel trong các ngành hàn lâm và truyền thông tại Hoa Kỳ, là một phe, nói nhẹ nhàng là chẳng phải vừa, nếu không nói là trong lãnh vực này (cũng như nhiều lãnh vực khác) thế lực nhất ở Mỹ. Tính khí mạnh bạo và phong cách châm biếm khôi hài của ông Finkelstein tuy giúp ông thành công trong việc thuyết phục người đọc (hay chí ít là giải trí người đọc ông đã thuyết phục được), ở đây (trong việc phong chức giáo sư thực thụ) lại đâm ra làm hại. Phe Dershowitz và thân chính quyền Israel, ngoài việc kết tội ông Finkelstein là bài Do (anti-semitic), là phủ nhận cuộc thảm sát Holocaust, là thân khủng bố v.v... được thể nhắc nhở là văn phong và cách phát biểu của Finkelstein không xứng đáng với vị thế giáo sư của một đại học nổi tiếng. Chuyện này sôi nổi trong nhiều tháng, trong khi phe ông Finkelstein yếu ớt đòi bảo vệ tự do hàn lâm và tự do giảng dạy, tự do phê bình, tự do tư tưởng thì phe ông Dershowitz rầm rộ đòi bảo vệ... Israel. Kết quả, như trong những trường hợp thế này, thì cứng đầu với lobby Israel chỉ có thể rước bại. 

Thái độ của truyền thông đại chúng có thể điển hình bằng đài FOX, tất nhiên là có nhiều người theo dõi trong giờ cơm tối hơn là phát biểu chót của ông Noam Chomsky [3]. Ngày 10/05 chương trình Hannity & Colmes bắt đầu bằng một trích đoạn hình Finkelstein đứng ngoài đường trong một cuộc biểu tình và dõng dạc trước micro “Mỗi chiến thắng của Hezbollah trước quân xâm lược và sát nhân Israel là một chiến thắng của tự do và là một chiến thắng của... (không nghe rõ)” [4]. Hình này thu vào ngày 29.07.06, là thời điểm Israel đang tiến đánh miền Nam Lebanon gây thiệt hại nặng nề cho thường dân và gặp sự phản đối của quần chúng nhiều nơi trên thế giới, tại Âu Châu, trong thế giới Hồi giáo cũng như ngay tại Hoa Kỳ. 

Sau trích đoạn “say máu” này, người điều khiển chương trình xuất hiện. Đằng sau ông Hannity là ảnh của Finkelstein với hàng chữ to đùng “Caught on tape,” (bị thu băng quả tang) và tóm tắt việc phong chức. Hannity đặt câu hỏi “Sao lại có thể để những nhân vật thế này giảng dạy cho con em (children) của chúng ta trong trường lớp được?” Đến đây, xin ghi nhận từ “children” tức là trẻ con thò lò mũi và tâm hồn yếu ớt dễ bị đầu độc trong khi Finkelstein là giáo sư đại học môn khoa học chính trị chứ không phải là giáo viên cấp 1 cấp 2. Thứ nhì, rõ ràng là ông phát biểu công khai chứ chẳng phải lén lút gì mà phải bị “bắt quả tang” dù là bằng hình. Người xem loáng thoáng, vừa và cơm vừa kiểm tra con có học bài chưa, có khi lại tưởng đây là một giáo viên bị bắt về tội xâm phạm tình dục trẻ em. 

Nhưng khách mời để phân tích sự việc của ông Hannity là một “chuyên gia về khủng bố”, ông Steve Emerson, chứ không phải là một chuyên gia về xách nhiễu tình dục tại học đường. Đến đây, lại ghi nhận là sao ông Hannity không mời một nhà hàn lâm, một giáo sư đại học nào uy tín để bàn chuyện phong chức phong hàm trong lãnh vực giáo dục cao cấp mà lại mời một “chuyên gia” về khủng bố nhưng lại nổi tiếng về hồ đồ. Ông Emerson này xác nhận Finkelstein không có tư cách hàn lâm mà chỉ viết sách hò hét (screeches), sách của ông bị các bài điểm sách phê bình nặng nề (trash) và nhắc lại lời của Hannity “ủng hộ Hezbollah tức là trên căn bản (basically), đòi huỷ diệt Do Thái và Hoa Kỳ”! Tới đây, hình ông Finkelstein đang phát biểu (câm) được mang thêm hàng chữ “Giáo sư bị phản bác bị bắt quả tang trên hình đang phát biểu bài Do” (Controversial professor caught on tape making anti-semitic remarks). 

Ông Finkelstein được gọi là “Ahmadinejad”, là đòi xoá bỏ Israel, phủ nhận Holocaust và kỳ thị Do Thái. Như tên của giáo sư này cho đoán được, ông Finkelstein là người Do Thái, chứ không phải người Iran hay Ả Rập, và cũng không phải là chính gốc tam đại người Đức 100% aryan [5]. Nói đến tam đại của giáo sư Finkelstein, cả bố lẫn mẹ ông đều là nạn nhân của diệt chủng, tù nhân còn sống sót của các trại Quốc xã, một số lớn gia đình ông như mọi người Do Thái châu Âu vào thời đó, bị thiệt mạng trong các trại tập trung này. Đến đây, nhân vật thứ hai của chương trình là ông Colmes xuất hiện qua giọng nói, phản bác luận điệu của chuyên gia Emerson. Ông Colmes và ông Emerson đều ngoài hình trong khi hai bên cãi nhau như mổ bò thì ông Finkelstein trên hình vẫn mang bảng “... bắt quả tang đang phát biểu bài Do”. Ông Colmes có thậm thụt được vài câu, là giáo sư Finkelstein được các học giả (Do Thái) RaulHilberg và Avi Shlaim coi trọng và không hề phủ nhận sự cố Holocaust. [6]

Trong quyển The Holocaust Industry, Finkelstein trình bày là “chiêu bài” kỳ thị Do Thái luôn được tung ra để chặn họng những ai chỉ trích chính sách của Israel và Holocaust đã trở thành một kỹ nghệ tống tiền các ngân hàng Thuỵ Sĩ để tư lợi cho việc quảng bá Zion chủ nghĩa trong khi lơ là hay quên tuốt luốt các nạn nhân còn sống sót của diệt chủng [7]. Tất nhiên là với một quan điểm như vậy ông không thể phủ nhận Holocaust ngoài việc ông chỉ cần về nhà mà hỏi lại bố mẹ ông, chứng nhân Aushwitz và Buchenwald. Chuyên gia Emerson bèn nhượng bộ chút đỉnh từ “phủ nhận Holocaust” sang là “giao du với bọn phủ nhận David Irving, David Duke...”, tức là cá mè bè lũ. Kết luận về phần ông Hannity (trên hình), giơ ngón tay trỏ trịnh trọng “Chúng tôi sẽ theo dõi sự việc (tấn phong thực thụ) để xem DePaul sẽ hành xử thế nào và cũng nhất định cho đại học này biết rõ về những lời phát biểu đã nói ở trên (của Finkelstein).” 

Như vậy, đối với khán giả của đài FOX, một trong tứ cường của truyền hình Hoa Kỳ, thì mọi chuyện đã rõ rệt và đại học DePaul hãy liệu hồn mà có biện pháp đúng đắn. Mặt cân bằng hay cân nhắc của truyền thông là mấy câu bênh vực ngoài hình của ông Colmes “Không phải thế... Ông nói sai rồi...” trong khi trên hình với tội trạng đè ngang trên ngực, chỉ thấy giáo sư Finkelstein vung tay kiên quyết với dáng dấp rất là… Nazi chỉ vì ông đang hùng hồn ở mít tinh, và về ngoại hình, chắng may cho một người Do Thái, ông lại vai ngang rộng và cằm vuông cạnh, tóc cũng như mắt đều màu nhạt và có thể diễn vai sĩ quan SS! 

Ông Finkelstein mất tước phong giáo sư chỉ vì ông dám có một thái độ quả cảm trước sự thực, như nhận định của sử gia Raul Hilberg, tổ sư của ngành nghiên cứu về Holocaust. Ông dám đánh Alan Dershowitz, đã đánh đau lại còn nhạo bằng một phong cách thiếu vẻ đạo mạo (trên trạm web của Finkelstein, cuộc đấu khẩu này được thuật lại như một cuộc tỉ võ, dùng những thước phim của Lý Tiểu Long để thể hiện [8]). Chuyện ông ủng hộ là ủng hộ một phong trào kháng chiến quốc gia (“Vào giờ này, chúng ta đều là Hezbollah”) trong khi họ đang đương đầu với (và gây thất bại cho) một đạo quân ngoại xâm. Chuyện này được bóp méo thành “ca tụng khủng bố” bởi truyền thông Rupert Murdoch, nếu ai không theo dõi tận tường thì đã có quảng cáo của chương trình cho biết rõ, tuy là vắn tắt, với tựa “Tấn phong Thù hận” (Tenure of Hate) [9]. Truyền thông Rupert Murdoch, tuy chẳng ai khen ngợi là vô tư hay trung thực, vẫn thoải mái mà phát triển tại Mỹ ở mức độ làm các hệ ABC, NBC, CBS phải lạnh mình. 

“Họ có thể cấm tôi giảng dạy nhưng không thể cấm tôi suy nghĩ” ông Finkelstein phát biểu sau khi biết quyết định của đại học DePaul, và chuyện này đối với những gì cha mẹ ông từng trải qua thì không đến nỗi nào. Ông nhắc lại nhân đây nhận xét của bà mẹ “Có nhiều người, họ đã như là thú vật, chẳng tài nào thay đổi được và không nói làm gì. Nhưng điều ngạc nhiên, là sự thầm lặng và thụ động của đám đông.”

[1]http://www.democracynow.org/static/dershowitzFin.shtml
[2]Thí dụ một hành vi chutzpah (từ Do Thái yiddish), là đến nhà người quen, lấy xe con (chẳng hạn) mà không hỏi rồi trở lại đòi chủ xe đang còn ngơ ngẩn, “thế còn tiền đổ xăng đâu?”
[3]http://www.democracynow.org/article.pl?sid=07/04/17/1327203&mode=thread&tid=25
[4]http://www.youtube.com/watch?v=KKrzXk_2Ss4
[5]Ở ngoài Trung Âu, nghĩa là ở Anh, Mỹ hay là Pháp, mang họ có đuôi bằng chữ “stein” (Einstein, Finkelstein…), bằng chữ “witz” (Wolfowitz, Dershowitz…) hay chữ “berg” chẳng hạn, xác xuất rất lớn là Do Thái, đến độ đặc trưng. Bởi thế có truyện cười:
Hai hành khách ngồi cạnh nhau trên một chuyến bay. Người Do Thái quay sang đồng hành người Viễn Đông.
Tôi không ưa các anh.
Thế tại lý do gì? Ông Viễn Đông hỏi.
Các ông đánh chìm tàu Arizona tại Trân Châu Cảng!
Đánh Pearl Harbor là người Nhật chứ còn tôi người Việt Nam!
Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản đối với tôi cũng rứa!
Thế thì tôi cũng không thích người Do Thái!
Bởi tại sao?
Các ông đánh chìm tàu Titanic!
Titanic nào có chìm bởi Do Thái chúng tôi. Tàu Titanic chìm là bởi tảng băng ngầm (Iceberg)!
Ôi dào – ông người Việt bảo – Rosenberg, Goldenberg hay Iceberg gì đối với tôi cũng vậy!
6]http://www.democracynow.org/article.pl?sid=07/05/09/1514221&mode=thread&tid=25
[7]Một luật sư bên đơn kiện của các ngân hàng Thuỵ Sĩ lãnh vài triệu sau khi tuyên bố là làm việc không lương (pro bono). Ông tính công mấy ngàn USD chỉ riêng phần mất thì giờ để đọc Nhật ký Ann Frank! Các nạn nhân của Quốc xã còn sống sót, mất hết tài sản, chỉ được vài ngàn, mà còn phải đòi lên đòi xuống không thấy các tổ chức mang danh nghĩa của họ thò ra cho. Tiền bồi thường này được các tổ chức trên dùng vào việc tuyên truyền Zion chủ nghĩa. Một số lớn các nạn nhân Do Thái hiện rất cao tuổi và sinh sống tại Israel còn không được nhà nước chu cấp khiến có người phải trở về Đức hay Áo vì tại đây họ được hưởng quyền lợi xã hội cao hơn![8]http://normanfinkelstein.com/article.php?pg=11&ar=678
[9]Chữ Hate ở đây mang nghĩa là kỳ thị, như trong hate crime (tội ác kỳ thị). Đây là tội hình ở Hoa Kỳ, và là một tội được các tổ chức Zion chủ nghĩa để ‎ý đặc biệt. Lý do là nếu không có kỳ thị và bài Do thì quốc gia Israel đã không có cớ gì để mà hiện hữu. Ngoài lý do lập quốc này, hiện nay Israel lại đang neo người, cần di dân Do Thái từ các nước khác trên thế giới, nếu tại các nước này bài Do nhiều thì mới có người “trở về” Israel, chứ họ bài Do ít ít, như ở thành phố New York chẳng hạn, thì ngay cả các con của Thủ tướng Olmert còn sang đó mà sống, lấy đâu ra người mà xâm chiếm (chẳng hạn) Lebanon.
Israel hiện cần di dân Do Thái đến nỗi phải nhập từ… Ấn Độ và thực ra chỉ cần di dân chống Ả Rập thôi cũng có thể sài tạm. Trong số 800.000 di dân từ Liên Xô cũ chỉ có 30% là theo đạo và gốc Do, số còn lại là dâu rể nội ngoại được sang định cư rộng rãi tại Israel theo diện đoàn tụ gia đình. Cũng phải nói, trong khi đó, người Ả Rập mang quốc tịch Israel (20% dân số) không có quyền đoàn tụ với người phối ngẫu nếu họ là người nước ngoài. Trẻ em, nếu chỉ có một cha hay một mẹ gốc Ả Rập và mang quốc tịch Israel, chỉ được sống với cha hay mẹ này cho đến năm 12 tuổi, từ 12 trở lên thì sang bên kia bức tường đang xây mà sống với cha hay là mẹ kia.


Nguồn: talawas.org







TRUYỀN THÔNG CÓ Ý THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM

Tình hình tuy có sôi động nhưng tại một xó phố của một thị xã vô danh ở miền Bắc của một quốc gia tiểu tốt hàng ba trong tháng vừa qua được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm chẳng hiểu vì lý do gì. Ngày lẻ, một quân nhân của quân đội quốc gia này tử thương, tin này sốt dẻo lên trang đầu trang nhì của các cơ quan truyền thông quốc tế. Ngày chẵn, năm phiến loạn bị loại, tít này chỉ đứng sau giao lưu bất ngờ giữa Đức Giáo Hoàng và một người Đức tâm thần. Trên mức thang giá trị của thông tin toàn cầu, đây quả là một vinh hạnh lớn. So với 100.000 (một trăm ngàn) người tị nạn ở Congo năm nào biến đâu mất như trong một trò ảo thuật đại tài của một David Copperfield Phi Châu mà không hề được báo chí nhắc đến hay là gần đây, nửa triệu (năm trăm ngàn trên dưới) người bỏ mạng đâu đó ở Sudan. 

Xó phố này là trại Nahr al Bared tại thị xã Tripoli ở miền Bắc của quốc gia hàng ba Lebanon. Tình hình căng thẳng trên là chuyện quân đội từ mấy tuần nay vây hãm vài ba trăm tay súng tử thủ trong trại này sau một vụ đánh cướp ngân hàng! Vì sao mấy tay băng đảng không đủ tiền mua pita (bánh mì) shawarma (thịt nướng) lại thành sự cố truyền thông thế giới phải theo dõi mỗi ngày như phim bộ Hàn Quốc nhiều tập lâm li? 

Giải thích thứ nhất, đơn giản tôi là Al Qaeda. Hay bớt giản đơn hơn và đi vào chi tiết, thì phong trào Fatah-al-Islam này tương tự hay là đại loại tổ chức Al Qaeda, gần gũi về mặt ý thức hệ và mộ quân từ thành phần Hồi giáo quá khích và nước ngoài thuộc hệ phái Sunni. Rắc rối thêm một tí, nghe đâu là chính quyền Lebanon đã hỗ trợ, trang bị và trả lương thành phần này để làm đối trọng với lực lượng đối lập Hezbollah thuộc hệ phái Shia. Đến khi không muốn nuôi chó dữ trong nhà nữa và định đem ra thịt thì nó nhe răng gầm gừ, mới thành ra sự cố. Nhưng dư luận không cần biết thông tin này làm gì. Chỉ cần biết đây là đại loại Al Qaeda là đã đủ rùng rợn. Al Qaeda hiện là kẻ thù số một của Hoa Kỳ, mục tiêu của chiến tranh trường kỳ chống khủng bố nhất định thắng lợi, nhất định thành công của Tổng thống Bush. Nước Mỹ lại không phải là một quốc gia hàng ba cho nên quan tâm của nước này hẳn cũng phải là quan tâm của thế giới đại đồng ngày hôm nay. 

Fatah al Islam, vì hao hao dáng người như Al Qaeda lừng lẫy, nên cũng được quan tâm như vậy, nằm trong cùng một mục tiêu chiến lược toàn diện và lâu dài. Nhân đây, cũng xin nhận xét là sau sáu năm tận lực dùng Đồ Long Đao, Ỷ Thiên Kiếm để chém ruồi, tốn 433 tỉ USD, chết 3.500 mạng binh sĩ Mỹ và mấy trăm ngàn thường dân Iraq, Afghanistan, Taliban với lại khủng bố cộng lại, Hoa Kỳ vẫn chưa thành công trong việc tiêu diệt Al Qaeda mà ngược lại còn thấy nảy sinh ra nhiều nhặng khác như Fatah al Islam nói đến ở đây, Jund al Sham ở kia. 

Giải thích thứ nhì, Lebanon chỉ có bốn triệu dân, nhưng có nhiều ngân hàng, lại có sòng bài, trạm trượt tuyết, bãi biển áo tắm nổi tiếng (Silicon Beach) và cho đến giờ vẫn còn giữ được vị trí trung tâm giải trí lẫn tài chánh của cả khu vực. Nếu loạn, thì khỏi sang được Beirut gửi tiền nữa, ôi còn đâu cảnh uống rượu pha ở bãi biển Phoenicia nhìn thiếu nữ trượt sóng trong khi bà xã đang lo mua sắm quần áo với lại kim hoàn. Cho nên chí ít, biến loạn ở tiểu quốc này gây lo lắng cho cả khu vực, mà khu vực nói đến, không những chỉ nhiều lạc đà nhất trên thế giới, mà còn nhiều nhất dầu hoả. Bây giờ, nếu không có chỗ để giữ của, để đi chơi, để gửi con cái đi học, để văn nghệ sĩ của các nước Ả rập sang tạm trú và tự do sáng tạo nhăng nhít thì cả khu vực phải lo chứ [1]. Và như đã nói, nếu khu vực này chỉ có cỏ để du mục thả bò như Kenya, Tanzania thì cái lo của họ thế giới chẳng việc gì mà lại phải chia sẻ. 

Giải thích thứ ba, và có lẽ là quan trọng nhất, là Lebanon không ở đâu xa mà ngay sát nách... Israel. Lebanon mà gẫy tay gẫy chân thì Israel cũng trầy trán. Israel mà trầy trán thì kinh lắm, đối với dư luận và truyền thông Tây phương (đứng đầu là Hoa Kỳ) thì Israel sứt tay còn hơn Zaire đổ ruột. Đổ làm sao được, Israel là khúc ruột ngàn dặm (Trung Đông) của Tây phương, một quốc gia “Âu châu” mỗi năm tham gia đều đặn vào chương trình ca nhạc Eurovision của châu này. Nếu mà sứt tay hay trầy trán thì cuộc thi nghệ thuật đầy hào hứng này sẽ phải thiếu một thành viên mà Kosovo nay mai độc lập (theo ước muốn của Tổng Thống Bush) khó mà thay thế trong con tim của hàng triệu khán giả. 

Như thế, thời sự tại Lebanon chiếm một phần quan trọng trong truyền thông quốc tế bởi những lý do vượt quá tầm xó xỉnh của quốc gia xinh xắn này. Chính quyền Lebanon là một chính quyền thân Tây phương đang phải đương đầu với ba thằng phiến loạn được đồng hoá với kẻ thù số một của Mỹ. Đây lại là sân chơi (và sân choảng nhau) của cả khối Ả Rập cho nên ngoài tầm nghỉ mát mang thêm tầm chiến lược khu vực. Khu vực này lại là kho nhiên liệu của toàn cầu, nếu cảm lạnh thì người tiêu dùng năng lực ở khắp nơi nhảy mũi. Lebanon còn ở cạnh Israel (hỡi ôi), tức là tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ, nếu không nói là tiểu bang thứ nhất. Biến loạn ở đây cũng như là biến loạn ở New Jersey, nghĩa là sát cạnh... Brooklyn [2]. Một người thiệt mạng ở Lebanon, trên phương diện truyền thông, nặng bằng 100.000 người ở châu Phi, và đó là lựa chọn của các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông Tây phương. 

Hay đó là một lựa chọn của các chính quyền và các thế lực Tây phương? Chọn lựa tất nhiên là một hình thức gạt bỏ và kiểm soát, tuy không thô lỗ như hình thức kiểm duyệt. Có thể nói, các phương tiện truyền thông Tây phương tự do và tự chọn trong khi các phương tiện truyền thông như ở Việt Nam chẳng hạn, không có tự do hay ít tự do hơn và không thể tự chọn, tự lọc mà chỉ có thể tự kiểm (nếu không muốn phải tự tử). Lấy một thí dụ (vui) như vừa rồi trong nước, các báo Việt Nam tường thuật việc một người Ba Lan tỉnh dậy sau 19 năm hôn mê mà không một chữ đề cập đến là trong 19 năm này, chế độ Xã hội Chủ nghĩa tại Đông Âu đã tan biến. Có lẽ nhà báo ta sợ người đọc suy diễn lăng nhăng, thử tưởng tượng một người Việt Nam bất tỉnh vào hôm nay, 19 năm sau thức dậy thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh còn chải đầu bóng hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có còn đó với nụ cười thân thương cố hữu của ông? Và quần chúng tiện đó đánh cá bắt độ, một ăn trăm hay một ăn mười, đâm ra thêm tiêu cực và tệ đoan xã hội? 

Nhưng kiểm soát thông tin như thế là xoàng. Thử tưởng tượng các phương tiện truyền thông quốc tế trong trường hợp này, đưa tin về con bệnh Ba Lan bừng tỉnh sau 19 năm tại môi trường báo chí ở Việt Nam. Với kinh nghiện dày dặn và tinh vi nghề nghiệp, họ sẽ tránh không nói đến là Xã hội Chủ nghĩa đã sụp đổ tại Ba Lan như ta thô lỗ mà sẽ làm người đọc tưởng là Xã hội Chủ nghĩa tại Ba Lan vẫn còn tồn tại, con bệnh này được tướng Jaruzelski đeo kính mát đến tận bên giường mà bắt tay chúc mừng! Đây cũng không phải là nói quá, làm được chứ không phải là không. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, chẳng hiểu các phương tiện truyền thông này thông tin thế nào mà trong ít nhất bốn năm liền, đa số người Mỹ tin là ông Saddam Hussein, thông đồng với Al Qaeda, có vũ khí huỷ diệt tập thể và việc sang Iraq lật đổ ông mang lại an toàn cho người dân Hoa Kỳ cũng như an vui cho người dân Iraq và cho cả khu vực. Tài hơn nữa, vẫn nhờ công các phương tiện truyền thông đại chúng Tây phương là trong 40 năm liền chứ không phải 19 hay 20, dư luận vẫn tin là Israel trong Cuộc chiến 6 ngày phải ra tay trước để tự vệ chính đáng vì bị Ai Cập và Syria đe doạ. 

Chuyện nhỏ thôi, biết đâu là trong tương lai, cũng các phương tiện này còn thành công trong việc làm dư luận tin tưởng là Iran có bom hạt nhân, sắp tiêu diệt Israel để làm chủ khu vực trước khi dùng nội tuyến người Hồi để chiếm đánh Anh quốc (điều mà chính Hitler cũng chỉ từng mơ tưởng), xây một Reich hệ phái Shia làm bá chủ toàn cầu 1.000 năm? 

Xét ra, thì ảo thuật của báo chí ta vẫn còn tầm thường, nghĩa là chỉ đủ để làm biến mất những lù lù. Truyền thông Tây phương tài hơn hẳn, từ thinh không có thể làm hiện ra uốn éo và quyến rũ những chuyện đặt điều. 

[1]Một điều lạ và không phải là cá biệt trong trường hợp này, tại sao có tự do uống rượu, đánh bài và nhìn gái, nghĩa là thoải mái đồi truỵ và sa đoạ thì nền giáo dục lại cao cấp và văn hoá lại chất lượng nhỉ?
[2]Quận thuộc thành phố New York, là thành phố có nhiều người Do Thái nhất thế giới, trong đó kể cả các thành phố ngay tại Israel.

Nguồn: talawas.org






NHẠC... CHỌN LỌC?

Bài viết của Georges Bensoussan trên tờ Le Monde bắt đầu bằng (bát cháo lỏng) “ngu muội” của giới trẻ (Pháp, châu Âu?) hiện nay về vấn đề Israel và Trung Đông và kết thúc bằng trích dẫn thư riêng đặc sệt của một đại trí thức thông thái. 
Theo Bensousssan, giới trẻ mà ông muốn cảnh tỉnh đã phạm tội không biết, không biết là “cộng đồng” Tel Aviv đã có gần một thế kỷ, các tổ chức nghiệp đoàn, y tế, vận tải Do Thái đã có trước khi quốc gia Israel thành lập vào năm 1948, cũng như lực lượng phòng vệ Haganah, tiền thân của quân lực Israel. Giới trẻ này quả là ngu hết lẽ‎, nên cũng không biết luôn (hay tác giả Bensoussan không biết?) là các tổ chức này được thành lập và hiện hữu ở đâu, trên mặt trăng, phi thuyền con thoi hay trạm không gian quốc tế. “Cộng đồng” Tel Aviv được ông kể đến, theo tôi đoán mò thì được thành lập tại… Tel Aviv, và các tổ chức được ông liệt kê cũng như Tel Aviv, quốc gia Israel về sau (1948) là ở tại… Palestine, một mảnh đất cư ngụ bởi người Palestine thì phải (hay bị họ chiếm đóng) liên tục trong nhiều ngàn năm, thuộc dân tộc Ảrạp, dù họ theo đạo Kitô, đạo Hồi hay cả đạo Do Thái. [1] 

Bensoussan tiếp tục bằng tình tang về sự thoái hoá của thế giới Ảrạp “cùng với châu Phi đen”. Châu Phi đen, xin nhận xét, là châu Phi ngoài thế giới Ảrạp (tại… Phi châu: SomaliaSudan, Ai Cập, LybiaTunisiaAlgeriaMorocco - và Cộng hoà SahrawiMauritania), trừ phi tác giả muốn nói là còn có một châu Phi trắng như trước đây (Rhodesia và Nam Phi thời phân chủng apartheid)? Ông cho biết chính xác là ở thế giới này, ở hai thế giới này, hay ở cả hai thế giới này cộng lại, vào năm 2004 tổng số đầu sách dịch còn ít hơn ở một nước nhỏ như Hy Lạp. Không nói đến thế giới Ảrạp, thoái hoá đã đành, chính xác không kém là châu Phi đen, năm 2006 ít sôcôla hơn một nước nhỏ như Thụy Sĩ, hay trẻ con đói rã họng ra mà chết nhiều hơn một nước nhỏ như Na Uy. Phần khác, về sách dịch, các ngôn ngữ chính ở châu Phi đen là Anh ngữ, Pháp ngữ, Bồ Đào Nha và số ít là Tây Ban Nha, nhu cầu dịch Fernando Pessoa ở Angola hay Seamus Heaney ở Kenya hẳn là ít hơn ở Hy Lạp ngay cả nếu có điều kiện (mà còn hơi lâu để có được điều kiện). 

Nhưng sau cùng, chuyện đáng nói là chuyện bưng vào đây một bà Hannah Arendt để to tát mà kết luận. Xin trích dẫn: 

Thư gửi ban biên tập tờ New York Times (ngày 4.12.1948) 

Một trong những hiện tượng chính trị đáng lo ngại nhất trong thời đại của chúng ta là sự xuất hiện của “đảng Tự do” (Tnuat Harerut) tại quốc gia tân tạo Israel, một đảng chính trị về mặt tổ chức, phương pháp, triết thuyết chính trị và lôi cuốn xã hội hệt như các đảng Quốc xã và phát-xít. Đảng này được thành lập bởi đảng viên và quần chúng của Irgun Zvai Leumi trước đây, một tổ chức khủng bố, hữu khuynh,và sô-vanh chủ nghĩa tại Palestine. 

(…) 

Hôm nay họ mở miệng tự do, dân chủ và chủ nghĩa phản đế, trong khi vừa mới đây họ công khai rao giảng học thuyết của nhà nước phát-xít. Thực chất của đảng khủng bố này bị những hành động của họ lột trần; chúng ta có thể xét từ những hành động trước đây của họ mà đoán được họ sẽ làm gì trong tương lai. 

Tấn công làng Ảrạp 

Một thí dụ kinh tởm là hành vi của đảng này tại làng Ảrạp Deir Yassin. (…) Ngày 9.4 (The New York Times), các toán khủng bố tấn công ngôi làng hiền hoà và không phải là một mục tiêu quân sự trong cuộc tranh chấp này, sát hại đa số dân chúng, 240 đàn ông, đàn bà và trẻ em, chỉ giữ lại vài người để đem họ diễn hành tù binh trên đường phố Jerusalem. 

(…) 

Trong những năm chót bạo lực lác đác chống Anh quốc, các nhóm IZL và Stern mở đầu thống trị cộng đồng người Do tại Palestine bằng khủng bố. Giáo viên ngỏ lời chống đối họ thì bị đánh đập, phụ huynh bị bắn nếu ngăn cản con em đi theo họ. Bằng những phương pháp của băng đảng tội ác, đập kính, đánh đập và cướp bóc tràn lan, bọn khủng bố này làm dân chúng phải khiếp sợ và ép buộc nộp cống nặng nề. 

(…) 

Đây là dấu hiệu không thể nhầm lẫn của một đảng phát-xít dùng khủng bố (đối với người Do, người Ảrạp cũng như với người Anh) và dối trá làm phương tiện, để thực hiện mục đích một “Nhà nước Lãnh tụ”. 

(…) 
2.12.1948 

Ký tên: 

Isidore Abramowitz, Hannah Arendt, Abraham Brick, Rabbi Jessurun Cardozo, Albert Einstein, Herman Eisen, M.D., Hayim Fineman, M. Gallen, M.D., H.H. Harris, Zelig S. Harris, Sidney Hook, Fred Karush, Beuria Kaufman, Irma L. Lindheim, Nachman Majsel, Seymour Melman, Myer D. Mendelson, M.D., Harry M. Orlinsky, Samuel Pitlick, Fritz Rohrlich, Louis P. Rocker, Ruth Saget, Itzhak Sankowsky, I.J. Shoenberg, Samuel Shuman, M. Singer, Irma Wolpe, Stefan Wolpe 

Ký ‎tên dưới thư ngỏ này là một bà Hannah Arendt nào đó, chính là người trong nhóm phác thảo và vận động chữ ký ‎của người Do tiến bộ tại Mỹ, trong đó có một ông Albert Einstein. [2] Bà Arendt này có phải là bà năm 1938 tán thành phương thức một quốc gia Palestine cho hai dân tộc Ảrạp và Do Thái chung sống? Lá thư trên không chống sự hiện hữu của quốc gia Israel, chỉ cảnh giác dư luận về tính cách phát-xít của một đảng do Menachem Begin lãnh đạo và sự nguy hiểm của phong trào này cho quốc gia tân lập. Mà về phát-xít thì là chuyên môn một đời cặm cụi của bà. [3] Irgun ở đây chính là phôi thai từ, rồi ly khai và lại liên kết với Haganah phòng vệ mà Bensoussan nhắc đến trân trọng. [4] Bà Arendt này có phải chính là người đã viết thư riêng cho một bạn gái vào năm 1963, trong riêng tư và tuổi chín chắn khác với những lượt bà Arendt này và kia? Nhưng dưới những ánh sáng đó thì câu: "Tôi biết rõ, hay tưởng biết rõ rằng nếu một tai hoạ giáng xuống quốc gia Israel vì lý do nào đó (hay chỉ do sự điên rồ của chính nó) thì chắc đó sẽ là thảm hoạ cuối cùng cho cả tộc Do Thái, bất kể những ý kiến vào lúc ấy của mỗi chúng ta" (tôi nhấn mạnh – ĐK.), lại mang một âm hưởng lạ, trật ton và lạc điệu với cái tang tình của nhạc sĩ Bensousssan. Sự điên rồ của Israel có phải là thảm hoạ cuối cùng của dân tộc Do Thái? Tôi không dám chắc. Phụ nữ mỗi lúc một ‎ý, có trời mà hiểu được, ngoại trừ một Bensoussan. 

Ông có thính tai hơn giới trẻ cháo lỏng, nhưng nhạc của ông là nhạc chọn lọc, nếu không nói ông là một kẻ bất lương cầm nhầm, chưa nói đến với người đọc trẻ và thiếu hiểu biết như ông nhận định, mà là với một bà Arendt. 
[1]Dân tộc Ảrạp đương nhiên có trước Hồi giáo (nếu không thì thiên sứ Muhammad lấy ai ra mà truyền đạo), trước Kitô, và tương truyền là anh em của dân tộc Do Thái. Chuyện khúc mắc vẫn còn bàn cãi là Do Thái có phải, có còn là một dân tộc, hay hai ba năm bảy dân tộc (Askenaze Âu, Sefarad Á, Falasha Phi và gần đây còn có cả Ấn Độ Do Thái được sang định cư - xin lỗi, trở về - Israel đang neo người). Hay chỉ là một tôn giáo, cho nên có cả thành phần tự nhận họ là người Ảrạp theo tôn giáo Do. Năm 1982, khi Israel tiến đến Beirut, vệ binh phát-xít Lebanon được Sharon che chở, tiến vào trại tị nạn Sabra-Chatila thảm sát thường dân. Trong số thiệt mạng, có chín người “Palestine Do Thái” chẳng rõ là dân tộc Ảrạp theo đạo Do hay là dân tộc Do theo phong trào Palestine nhưng đằng nào thì cũng… chết. Những người này, thay vì ở tại Palestine (Israel) mà chiếm nhà chiếm đất, thì lại theo người Palestine lưu vong mà vất vưởng trong các trại khốn khó xứ người, thoái hoá và không có sách dịch nhiều mà đọc, để “bản đàn nhỏ của tử thần” của ông Bensoussan một hôm đuổi bắt kịp. Tôi xin chào các bạn này, sống và chết xứng đáng như những người Palestine Do Thái.
[2]Ông này, tuy ít lên tiếng về chính trị, từng không tán thành việc thành lập một quốc gia Israel. Khi từ chối chức chủ tịch nước có viện lẽ với Chaim Weizmann: “Còn người Ảrạp thì sao?” và chủ tịch Weizmann trả lời: “Người Ảrạp thì nói đến làm gì”. Về Einstein có nhiều ý kiến khác biệt nhưng đương sự dứt khoát năm 1952 (Einstein qua đời năm 56) là chưa bao giờ, và không hề ủng hộ Zion chủ nghĩa.
[3]Bà Arendt sống không đủ lâu để được thấy ông Begin làm thủ tướng, đảng Likud của ông nhiều năm cầm quyền cho đến gần đây. Ông Sharon ly khai Likud trên vấn đề các vùng bị chiếm, thành lập Kadima (Olmert lãnh đạo hiện nay). Likud giờ do Netanyahu lãnh đạo, có thể nắm quyền trở lại sau nỗi nhục Hezbollah?
[4]Theo Begin, năm 1947-48 vai trò được phân chia như sau, Haganah lo mặt chính trị, Irgun mặt quân sự và Lehi (Yitzhak Shamir, về sau thủ tướng kế vị Begin và được ông này âu yếm gọi là “khủng bố số 2” trong khi ông là “khủng bố số 1”) thì lo mặt đặt bom khủng bố. 
 Nguồn: talawas.org

No comments:

Post a Comment